Mùa hè, làm thế nào để trẻ được an toàn trước căn bệnh nguy hiểm viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa hè. Mặc dù đa số trẻ nhỏ đã được tiêm phòng đầy đủ song bố mẹ vẫn cần lưu tâm để trẻ được an toàn trước căn bệnh nguy hiểm này.

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?

Viêm não Nhật Bản (hay còn gọi là viêm não mùa hè, viên não B) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây nên, hậu quả là làm tổn thương hệ thần kinh và để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.  Bệnh thường xuất hiện rải rác quanh năm nhưng tập trung vào các tháng 5, 6, 7. 

Trẻ dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm trẻ ở lứa tuổi  2 - 6 là đối tượng có nguy cơ bị viêm não Nhật Bản cao. Theo thống kê, có tới 75% số trẻ mắc bệnh nằm trong độ tuổi 2 - 6. 

Virus viêm não Nhật Bản lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh Khi muỗi hút máu động vật (mà ở đây là lợn và các loại chim lội nước) có chứa virus và đốt người sẽ khiến virus truyền sang người. Cho đến nay, đây là phương thức lây truyền duy nhất của bệnh viêm não Nhật Bản.  

Viêm não Nhật Bản là một một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai của trẻ. Khi mắc bệnh, nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể phải chịu di chứng não, thậm chí là tử vong. Một số trường hợp dù khỏi bệnh nhưng vẫn khiến trẻ phải chịu di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, giảm trí nhớ đần độn liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, mất khả năng ngôn ngữ.

Triệu chứng của viêm não Nhật Bản

Biểu hiện đầu tiên khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản chính là sốt cao trên 39 độ C. Ngoài ra trẻ còn có thể có thêm các triệu chứng khác như rét run người đau đầu buồn nôn mệt mỏi khó chịu trong người. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong vòng 1 tuần, hay còn gọi là thời gian ủ bệnh. 

Sang giai đoạn thứ hai, trẻ sẽ tiếp tục sốt cao không giảm co giật động cơn, mất ý thức hôn mê tay chân cứng đờ,...

Phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có cách đề phòng ngừa. Đối với trẻ nhỏ, việc tiêm đầy đủ 3 mũi tiêm quan trọng chống viêm não Nhật Bản là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. 

Với trẻ em dưới 5 tuổi, cần tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng:

Mũi 1 - lúc trẻ đủ 1 tuổi

Mũi 2 - sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

Mũi 3 - sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, tiêm với 3 liều cơ bản:

Mũi 1 - càng sớm càng tốt

Mũi 2 - sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

Mũi 3 - sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Ngoài ra, bố mẹ cần chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng cách thực hiện tốt các biện pháp sau đây: 

- Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, lấp các vũng nước tù đọng, vệ sinh khu vực chăn nuôi, chuồng trại để hạn chế muỗi làm tổ. Nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại, chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy

- Phun thuốc diệt muỗi trong và bên ngoài nhà ở.

- Khi đi ngủ, cần mắc màn cho trẻ; sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; cho trẻ mặc quần áo dài khi ra ngoài nhằm hạn chế tối đa khả năng trẻ bị muỗi đốt.

- Không cho trẻ đến gần khu vực chăn nuôi, chơi gần các bụi rậm, các khu vực muỗi xuất hiện nhiều. 

- Thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cho trẻ ăn chín, uống sôi và bổ sung dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. 

- Khi trẻ có những triệu chứng của viêm não Nhật Bản, cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật