Những biện pháp phòng tránh đuối nước cho trẻ khi bố mẹ vắng nhà

Hầu hết tai nạn đuối nước dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ đều là do trẻ tự ý ra sông hồ chơi, tắm mà không có sự giám sát của người lớn.

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 3000 trẻ nhỏ bị tử vong vì đuối nước, đây là nguyên nhân gây tử vong thứ hai cho trẻ, chỉ xếp sau tai nạn giao thông Những vụ chết đuối xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa hè. Nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bố mẹ đi làm, các cháu ở nhà rủ nhau ra ao, hồ chơi, dẫn đến đuối nước. Vì vậy, phụ huynh nên có những biện pháp cần thiết để phòng tránh tình trạng chết đuối ở trẻ nhỏ.

Một số sự việc đáng tiếc

Ngày 10/7, 2 bé gái tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh chết dưới hồ nước dùng để nuôi cá trong nhà. Được biết, vốn gần nhà nhau, sau khi bố mẹ đi làm, cháu Trần Thị Lệ Q. và Đỗ Thị Thanh T. (đều 3 tuổi) rủ nhau ra hồ nước gần nhà chơi. Tuy nhiên, do sơ sảy, hai cháu bị rơi xuống hồ dẫn đến tử vong. Hồ nước xảy ra tai nạn chỉ cao khoảng 1m.

Một trường hợp khác, sáng 1/7, vợ chồng anh Nông Văn C. (31 tuổi) và chị Ngô Thị Tr. (27 tuổi, trú thôn Tam An, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) đi làm, để lại ba con nhỏ trông nhà. Đến trưa, anh chị về nhà nhưng không thấy con đâu nên vội vàng tìm kiếm. Chiều hôm đó, được hàng xóm thông báo phát hiện dép của các cháu để gần bờ ao trong rẫy gia đình và người dân vội vàng lặn xuống tìm, vớt được thi thể của 3 cháu nhỏ lên bờ.

Trẻ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của đuối nước nên thường thiếu sự cảnh giác và đề phòng an toàn

Trẻ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của đuối nước nên thường thiếu sự cảnh giác và đề phòng an toàn

Ba cháu Nguyễn Thị Tuyết Nh. (5 tuổi), Lê Văn Th. (7 tuổi) và em gái Lê Thị Hồng M. (5 tuổi) đều ngụ xóm Mỹ Phước, phường 3, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp nên chơi thân với nhau. Ngày 11/06, sau khi đi làm về, không thấy con ở nhà, bố mẹ vội vàng bủa nhau đi tìm. Phát hiện dép các cháu nằm trên bờ sông Cao Lãnh, chính quyền địa phương đã kêu gọi lực lượng cứu hỗ tìm kiếm nạn nhân. Sau một đêm tìm kiếm, thi thể các cháu đã được vớt lên khỏi sông.

Mùa hè nóng nực, ao, hồ,… là những địa điểm trẻ em rất thích đến. Sau khi bố mẹ đi làm, trẻ thường tự ý rủ nhau đến những nơi này, dẫn đến tình huống đáng tiếc. Đặc biệt, với các cháu nhỏ, ngay cả với hồ nước sâu khoảng 1m cũng tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Trong thời gian này, các trường học được nghỉ hè nên khoảng thời gian rảnh rỗi thường nhiều. Các cháu rủ nhau đi chung nên những vụ đuối nước dạng này thường có nhiều nạn nhân, dẫn tới hậu quả vô cùng đau lòng.

Tiến hành sơ cứu

 Trẻ đi bơi cần phải có sự giám sát của người lớn, đặc biệt là bơi ở sông hồ

 Trẻ đi bơi cần phải có sự giám sát của người lớn, đặc biệt là bơi ở sông hồ

Sau khi phát hiện trẻ bị đuối nước, cần nhanh chóng tri hô mọi người để có thêm sự giúp đỡ. Tuyệt đối không kiêng kị việc cha mẹ không được cứu con cái, de doạ trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Tuy là trẻ nhỏ nhưng khi đuối nước, sức kéo của các cháu cũng rất lớn, vì vậy, người lớn vừa xuống cứu, vừa cần có dây giữ để tránh tình trạng bị nước, nạn nhân nhấn xuống.

Theo dõi nhịp tim và nhịp thở của nạn nhân, loại bỏ hết vật thể lạ trong miệng. Tiến hành ép tim hoặc hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân bất tỉnh. Lưu ý giữ ấm cho bệnh nhân. Hạn chế quăng quật, dốc ngược cháu nhỏ, việc này có thể ảnh hưởng xấu đến xương và tính mạng của cháu. Sau đó, dù nạn nhân tỉnh táo hay hôn mê người lớn cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, tránh tình trạng chết đuối 'khô'.

Phòng tránh tai nạn đáng tiếc

Những ao, hồ, sông nguy hiểm cần có biển cảnh báo an toàn

Những ao, hồ, sông nguy hiểm cần có biển cảnh báo an toàn

Để yên tâm khi đi làm, trước hết, phụ huynh cần phải cảnh báo cho trẻ sự nguy hiểm khi chơi đùa, tắm, bơi tại ao, hồ. Trẻ cũng cần được biết về một vài trường hợp có trẻ chết đuối để đề cao cảnh giác.

Nếu bố mẹ phải đi làm và để con cái ở nhà thì nên nhờ người trông chừng, để mắt. Điều quan trọng là không được để trẻ chơi ở sông hồ, kênh mương mà không có sự giám sát của người lớn.

Tạo 'việc làm' cho trẻ khi ở nhà một mình. Bố mẹ có thể giao bài tập để trẻ làm vừa để 'giữ chân' vừa giúp trẻ củng cố kiến thức. Một vài công việc nhà đơn giản hoặc một vài trò chơi tốn nhiều thời gian cũng giúp trẻ ở nhà nhiều hơn.

Những nơi dễ gây tai nạn đuối nước cho trẻ nhỏ như ao, hồ, thùng nước sâu,… cần được rào kín, đậy kín, đặt biển báo nhắc nhở để trẻ không vào chơi được. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên cho trẻ đi hồ bơi để các bé làm quen với nước cũng như được đùa nghịch an toàn. Cha mẹ có điều kiện có thể cho con theo học các lớp học hè như bơi lội, võ thuật, vẽ,… để trẻ có mùa hè an toàn và bổ ích.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật