Những mối đe dọa khi trẻ không được đi tiêm sởi và lưu ý khi đi tiêm phòng
Tầm quan trọng của tiêm phòng sởi đối với trẻ nhỏ như thế nào?
Mách các mẹ cách phát hiện trẻ nhiễm bệnh sởi qua các biểu hiện này
Nguy cơ dịch sởi bùng phát do trẻ không được tiêm vắc-xin
Năm 2010, cứ 4 phút lại có một người chết vì bệnh sởi trên toàn thế giới. Năm 2014, dịch sởi cũng bùng phát tại 24 tỉnh thành phố ở Việt Nam, với khiến hơn 100 trẻ tử vong Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này.
Bệnh sởi diễn biến khó lường đe dọa tính mạng của trẻ (Ảnh: Đời sống Pháp luật)
Bên cạnh những lý do khách quan về thời tiết chuyển mùa, tạo điều kiện dịch bệnh phát triển thì nguyên nhân chính là trẻ không được đi tiêm vắc-xin. Thực tế là tại thời điểm lúc bấy giờ, có đến 90% bệnh nhi bị sởi đều chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.
Thực trạng này xảy ra chủ yếu là do phần lớn phụ huynh còn lơ là, chủ quan không đưa trẻ đi tiêm chủng. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng lo sợ những sự cố, nguy hại có thể xảy ra khi trẻ đi tiêm vắc-xin sởi như: Bị tiêm nhầm vắc-xin, bị phản ứng phụ sau khi tiêm chủng… có thể khiến trẻ bị yếu, thậm chí là tử vong.
Tuy nhiên, những sự cố này chỉ là xác suất vô cùng nhỏ. Và nếu vì thế mà không đưa trẻ đi tiêm phòng sởi thì không khác mạo hiểm với tính mạng và sức khỏe của trẻ trước dịch sởi đang đe dọa trở lại.
Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng quy định của Bộ Y tế để phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe cho chính con e mình và cộng đồng, tránh lây lan thành dịch và tuyệt đối không nên tự ý tìm thuốc Tây y hay Đông y để phòng bệnh cho trẻ.
Những mối đe dọa khi trẻ không được đi tiêm sởi
Nếu phụ huynh không đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh sởi hoặc tiêm không đủ liều đều có nhiều nguy cơ gây hại cho con trẻ và cộng đồng.
Dịch sởi 2014 là cơn ác mộng đối với các phụ huynh có con nhỏ (Ảnh: Vietnamnet)
- Trẻ không được tiêm phòng rất dễ mắc bệnh sởi và nếu bệnh nặng có thể gây ra những biến chứng khó lường, càng làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm. Các biến chứng của bệnh sởi thường gặp đó là: viêm phổi viêm tai giữa viêm phế quản phổi bệnh lao và đặc biệt là bệnh viêm màng não ảnh hưởng đến trí não và tính mạng của trẻ.
- Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất chủ động phòng ngừa bệnh sởi và là giải pháp duy nhất bảo vệ trẻ trước dịch sởi. Bởi vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị sởi, chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc, điều trị các biến chứng, nên tỷ lệ tử vong của trẻ chưa tiêm phòng sẽ rất cao so với những trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ.
- Khi trẻ không được tiêm chủng sẽ trở thành một mối đe dọa cho toàn xã hội, cộng đồng vì sẽ trở thành một điểm truyền vi-rút sởi, làm bùng phát dịch sởi và gây khó khăn hơn trong việc kiểm soát dịch sởi.
Những điều cần lưu ý khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm sởi
Trước khi đi tiêm phòng:
- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về sức khỏe của con em mình như trẻ đang bị bệnh gì, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng…
Tiêm phòng sởi là cách tốt nhất phòng bệnh sởi cho trẻ (Ảnh: Báo Thái Nguyên)
- Tìm hiểu kĩ càng thông qua các phương tiện tuyền thông và nhất là cán bộ Y tế để nắm rõ loại vắc-xin được tiêm chủng đợt này, những phản ứng có thể gặp, cách theo dõi và chăm sóc sau khi trẻ tiêm chủng.
- Cho trẻ ăn no trước khi tiêm chủng ít nhất 30 phút và tạo tâm lý thoải mái cho con trẻ như cho con chơi tranh ảnh, xem phim hoạt hình, chơi đùa để giảm tâm lý lo âu sợ hãi căng thẳng
Sau khi tiêm chủng:
- Phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm chủng sởi là rất hiếm gặp. Tuy nhiên để tránh chủ quan, bạn cần cho trẻ ở lại trong 30 phút tại địa điểm tiêm để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử lý nếu có phản ứng bất thường nào xảy ra.
- Tiếp tục theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chủng Nếu trẻ bị sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi, quan sát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn cua bác sĩ.
- Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng như sốt cao trên 39oC phát ban tím tái, khó thở… cần đưa ngay đến bệnh viện cơ sở y tế. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kĩ lưỡng và không nên chậm trễ trong việc phòng bệnh sởi cho trẻ bằng cách tiêm vắc-xin.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:00 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:05 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:08 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:08 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:01 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:00 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:02 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023