Bí quyết của người 'miễn dịch' với nọc rắn độc của người đàn ông Mỹ

Một người đàn ông Mỹ vừa quyết định tiết lộ bí quyết giúp anh vẫn sống dù bị các con rắn độc châu Phi cắn hơn 100 lần.

Mỗi lần cắn, một con rắn độc châu Phi màu đen (black mamba) tiết ra lượng nọc đủ mạnh để giết chết một người trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, anh tim Friede vẫn thản nhiên đùa giỡn với 100 con rắn độc dạng này nuôi nhốt trong căn hộ của mình ở Milwaukee, bang Winsconsin, Mỹ.

Cảnh tượng diễn ra trong căn hộ của Friede có thể khiến người bình thường choáng váng: Anh vui vẻ hướng dẫn một con rắn độc bò lên cánh tay để trần của mình và chờ đợi nó cắn. Sau khi con rắn cắn ngập răng nanh vào da thịt của Friede và truyền độc tố anh chỉ ngồi ngả ra chiếc ghế và chời đợi cơn đau lắng dịu.

Friede vẫn sống sót sau hơn 100 lần bị rắn độc cắn nhờ tự tạo được sức đề kháng với nọc độc. Người công nhân thất nghiệp này tiết lộ, khả năng miễn dịch đặc biệt có được nhờ anh đã tự tiêm cho mình nọc độc pha loãng.  

Dù không tử vong nhưng khi bị rắn độc cắn, cánh tay của Friede vẫn bị sưng phồng lên do chất độc gây ra tính quá mẫn một phản ứng dị ứng tiềm ẩn nguy cơ chết người và có thể thể gây suy hô hấp Dẫu vậy, Friede hy vọng cách tự hành xác của mình sẽ đáng giá do anh muốn chứng minh có thể tạo khả năng miễn dịch cho hàng triệu người đang đối mặt với nguy cơ bị rắn cắn

"Khi mọi người nhìn thấy những gì tôi đang làm, họ thường quả quyết hoặc hồ nghi rằng tôi sẽ chết. Các bức ảnh là minh chứng cho khả năng miễn dịch của tôi, chứng minh cách làm của tôi có hiệu quả. Đây là cách duy nhất khiến mọi người tin và là cuộc sát hạch thực sự xem liệu việc tự tạo miễn dịch có tác dụng hay không", anh Friede nhấn mạnh.

Hiện tại, Friede thường xuyên phải đi kiểm tra sức khỏe phòng trường hợp anh bị tổn thương nội tạng mà không hay biết. Anh tuyên bố: "Tôi hy vọng, thông qua việc tự phát triển khả năng kháng độc, tôi đã có thể tạo ra nền tảng vững chắc nào đó cho sự ra đời của một loại vắc-xin giúp ngăn chặn việc 125.000 người chết vì rắn độc cắn mỗi năm. Hiện tại, đa phần các nạn nhân đều là người nghèo ở châu Á và châu Phi".

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật