BS Nguyễn Văn An: Cách phòng viêm họng hạt cho người phải nói nhiều

Viêm họng hạt là bệnh viêm họng mạn tính.

Viêm họng hạt không thể điều trị khỏi hoàn toàn được, chỉ điều trị khi có các đợt cấp, biểu hiện: ho sốt đau rát họng nhiều, khạc đờm xanh.

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:

Điều trị bằng các thuốc kháng sinh giảm đau chống viêm và long đờm Còn lại phòng bệnh là chủ yếu, bằng cách: vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn ngày 2 – 3 lần; điều trị triệt để các viêm nhiễm của vùng mũi họng (viêm xoang viêm amidan viêm lợi …) để hạn chế tối đa những yếu tố thuận lợi cho bệnh tiến triển.

Khi bị viêm họng mạn tính niêm mạc của vùng họng miệng trở nên nhạy cảm hơn nên dễ bị tác động bởi các yếu tố gây viêm, bởi các yếu tố khác như: sự thay đổi của thời tiết, độ ẩm không khí, sự ô nhiễm môi trường (khói, bụi,…), tính chất công việc (nói nhiều),… và gây ho. Khi nói nhiều, niêm mạc của vùng hầu họng bị khô, rát mà bạn lại sẵn có bệnh viêm họng mạn tính nên vùng họng miệng của bạn càng dễ bị kích thích hơn và gây ho.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải uống nước thường xuyên để giảm ngứa rát họng. Nếu ho nhiều thì có thể dùng các thuốc giảm ho như: Bổ phế (tác dụng giảm ho ngoại biên) hoặc Terpin codein (tác dụng giảm ho trung ương). Nếu ho có đờm là dấu hiệu của bội nhiễm thì cần phải được điều trị phối hợp với các thuốc kháng sinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật