Cách hiệu quả giúp giảm đau gai gót xương cho những người có bệnh lý xương khớp

Bệnh gai gót chân cũng là một trong những bệnh lý về xương khớp gây cho người bệnh nhiều đau đớn và khó chịu nhất.

Câu hỏi: Mẹ em năm nay 43 tuổi, lúc đầu được chuẩn đoán là bị gai gót chân, đã uống rất nhiều thuốc mà không bớt, đã vậy hay bị chóng mặt và có dấu hiệu mờ mắt nữa, hôm nay đi khám có người bảo nên mua vớ đi, bác sĩ cho em hỏi bệnh của mẹ em có thể chữa khỏi k ạh, và có nên mua vớ để đi không. Mong bác sĩ giúp đỡ ạ.

Trả lời:

BS. Nguyễn Văn An-Chuyên khoa Nội-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:

Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp can xi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể…v.v). Bệnh hay gặp ở người thừa cân béo phì tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân.

Trên hình ảnh XQ có thể thấy hình gai xương mọc ra ở xương gót. Gai xương tác động vào tổ chức phần mềm dưới da, là một cân cơ dày, có thể làm viêm các tổ chức mô đệm ở xung quanh gai xương gây nên triệu chứng đau nếu có viêm tổ chức mô đệm xung quanh thì đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi và đau tăng khi đi lại.

Gai xương gót (viêm cân gan chân) chủ yếu được điều trị bằng nội khoa với các thuốc chống viêm giảm đau hay tiêm coticoid tại chỗ; lí liệu, kích thích gan chân bằng sóng radio; ngâm chân, mang giày có đế lót giảm tì nén, giảm đau… Chỉ khi nào các biện pháp trên thất bại mới phải phẫu thuật. Phẫu thuật ở đây là cắt đi một phần cân gan chân (chứ không phải là đục bỏ cái gai xương gót).

Đây là các phương pháp điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được gai xương ở gót chân nên bệnh gai xương gót có thể tái đi tái lại.
Nếu vùng gót chân của mẹ bạn có cảm giác đau tăng lên khi trời lạnh thì mẹ bạn có thể đi vớ. Tuy nhiên có một số cách hiệu quả giúp giảm đau gai gót xương bằng cách giảm áp lực tỳ đè lên vùng gót chân như:

- Mang giày mềm có đế mềm, có thể chèn lót ở phía gót giày một tấm cao su mềm, có tình đàn hổi để tránh bị đau.

- Hạn chế di chuyển, hạn chế đi lại, mang vác, băng chun gan chân để hỗ trợ và gác cao chân khi nghỉ.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật