Cần chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ bị bệnh quai bị thế nào?

Con em 8 tuổi, cháu bị sốt sau đó sưng vùng trước tai, há miệng khó và nuốt nước bọt cũng đau nên cháu không chịu ăn uống thứ gì. Như thế có phải biểu hiện của bệnh quai bị? Cần chăm sóc và theo dõi bé thế nào?

Phạm Văn Dương ([email protected])

Quai bị là bệnh hay gặp vào mùa đông - xuân. Virut quai bị xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp

Trong thời gian ủ bệnh, virut nhân lên ở đường hô hấp trên và các hạch lympho.

Sau khi vào máu gây nhiễm virut huyết lần đầu, virut đi tiếp đến các tổ chức đích, thường là tuyến nước bọt mang tai, tuyến sinh dục, màng não. Khởi phát bệnh với dấu hiệu: người bệnh thấy đau vùng tai, đau trước lỗ tai, lan ra quanh tai, đau nhiều khi làm khó há miệng, nói khó...

Sốt cao 38-39°c hoặc cao hơn mệt mỏi đau đầu ăn ngủ kém. Thời kỳ toàn phát: Biểu hiện sưng và đau tuyến nước bọt mang tai, vùng da chỗ sưng căng bóng lên, nhưng màu sắc không đỏ.

Ống Stenon ở phía trong má phù nề đỏ tấy nhưng không có mủ. Hạch góc hàm, trước tai sưng to và đau đau đầu dữ dội, mệt mỏi chán ăn có khi chảy máu cam

Thời kỳ lui bệnh: sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, người bệnh hết sốt, các triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi hẳn.

Về điều trị và chăm sóc người bệnh quai bị: Dùng các thuốc giảm đau thông thường (như paracetamol), chống viêm và an thần..., đắp ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau.

Cách ly người bệnh ở buồng riêng, nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Vệ sinh răng miệng, hàng ngày lau người, lau mồ hôi bằng nước ấm, đặc biệt đối với người bệnh sau hạ sốt

Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu giàu năng lượng. Đặc biệt lưu ý phát hiện các dấu hiệu biến chứng: đau nhói vùng tinh hoàn (nam), đau quanh hai hố chậu (nữ), đau vùng thượng vị buồn nôn hoặc nôn,... cần đi khám để xử trí kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật