Cảnh báo nguy cơ đột quỵ não không chỉ xảy ra ở người già

Đột quỵ não đã bắt đầu đe dọa tính mạng của những người trẻ tuổi ngày càng nhiều.

Thực trạng đáng sợ về trẻ hóa đột quỵ não

Đột quỵ não là tình trạng tắc nghẽn mạch máu do các cục máu đông hoặc vỡ mạch máu trong não. Trong đó, đến 80% các trường hợp là từ nguyên nhân thứ nhất.

Hội thảo khoa học 'Chiến lược dự phòng và điều trị đột quỵ' diễn ra tại Hà Nội cho thấy bệnh ngày càng trẻ hoá. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ có chiều hướng tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ 20 - 40 tuổi nhập viện do đột quỵ, trong đó có những người thân hình cao lớn, không có tiền sử bệnh tim

Theo GS.TS. Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai, không chỉ thanh niên mà trẻ nhỏ cũng có thể bị đột quỵ não. Trường hợp một bé gái 11 tuổi, ở Nam Định phải nhập viện cấp cứu là minh chứng.

90% bệnh nhân đột quỵ bị di chứng và thường hay tái phát lại, lần sau thường nặng hơn lần trước. Do đó, cần lưu ý và không được coi thường những dấu hiệu đột quỵ

Tại sao người trẻ có nguy cơ đột quỵ?

Ăn nhiều chất béo: Hàm lượng cholesterol cao trong thức ăn giàu chất béo dẫn đến xơ vữa động mạch ở người trẻ. Xơ vữa động mạch tại các mạch máu của não (hoặc nơi khác) hình thành nên cục máu đông làm tắc động mạch não gây nên đột quỵ não.

Nếu nghi ngờ có hàm lượng cholesterol cao, bạn cần phải làm gì?

Mỡ bụng: Người có chỉ số vòng bụng càng lớn có nguy cơ đột quỵ càng cao. Thói quen ngồi nhiều ăn uống không khoa học của người trẻ là 2 trong những nguyên nhân gây mỡ bụng

Áp lực cuộc sống, căng thẳng: Dẫn đến thắt mạch máu não xảy ra thường xuyên hơn, gây đột quỵ. Nếu bạn đang trong tình trạng stress kéo dài thì hãy thử cách giảm căng thẳng ngay tức thì chỉ trong 2 phút

Tăng huyết áp. Tăng huyết áp lâu dài gây tổn thương thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa, tạo huyết khối, tạo các vi phình mạch trong não. Mà số người trẻ bị cao huyết áp đang tăng lên từng ngày vì nhiều nguyên nhân.

Duy trì các thói quen không lành mạnh gây các bệnh đái tháo đường rối loạn lipid máu béo phì người hút thuốc lá, sử dụng rượu bia vô độ.

Giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ não

Giờ vàng là khoảng thời gian trong vòng 3 giờ tính từ khi có các triệu chứng của nhồi máu não như: Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân (đặc biệt là ở một bên của cơ thể); Không nói được hoặc khó khăn trong nói, nói ngọng; Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt; Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng; Chóng mặt không giải thích được do nguyên nhân gì, mất thăng bằng…

Bạn cần biết cách sơ cứu trong giờ vàng. Có tới 40% người nhà bệnh nhân không biết các dấu hiệu để cấp cứu kịp thời. Điều này tăng khả năng tử vong của bệnh nhân đột quỵ.

Có một số điều cần biết khi sơ cứu người đột quỵ não tại nhà. Tuyệt đối không cạo gió, trích lấy máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật