Cứu sống bệnh nhân bị ong đốt hơn 300 mũi thoát khỏi bàn tay tử thần

Trong lúc phát rẫy, ông Phương đụng phải một tổ ong khoái bị chúng bay ra đốt đến ngất xỉu tại chỗ.

Ông được người thân đưa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất (Đồng Nai) cấp cứu, toàn thân phù nề có biểu hiện nhiễm độc nặng. Tổng cộng ông bị hơn 300 vết ong chích. 

Sau khi cấp cứu bằng các thuốc kháng sinh kháng viêm truyền dịch các bác sĩ Khoa hồi sức tích cực chống độc đã lọc máu cho bệnh nhân liên tục để tăng thải độc chất trong máu ra ngoài.

'Ong khoái là một trong những loài ong độc. Bị đốt với lượng lớn như trên nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy gan suy thận cấpnhiễm trùng máu', bác sĩ Vũ Thanh Tâm, Phó khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất nói.

Ong là loài côn trùng rất phổ biến. Bạn có thể chạm trán chúng ở các vườn hoa, công viên, khi đi bộ trong rừng hoặc thậm chí ngay cả trong nhà bạn. Hầu hết chúng ta đều đã từng bị ong đốt ít nhất một lần, và dù nó khá đau nhưng các vết ong đốt thường vô hại.

Tuy nhiên, có nhiều người bị dị ứng với các vết ong đốt này và có thể dẫn tới tình trạng sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng. Vậy chính xác thì điều gì đã xảy ra trong cơ thể chúng ta khi ta bị ong đốt mà lại khiến nó gây ra phản ứng?

Hiện sức khỏe của bệnh nhân bình phục, chức năng thận đã hoạt động tốt trở lại gan đang hồi phục. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật