Đang ngủ chợt tỉnh giấc đi trong nhà có phải là triệu chứng của bệnh mộng du không?

Câu hỏi:
Con trai mình năm nay 8 tuổi cháu thường xuyên mắc phải chứng đang ngủ chợt tỉnh giấc đi lại trong nhà khóc và đôi khi không ý thức được người bên cạnh là ai Cho mình hỏi đây có phải là triệu chứng bệnh mộng du không? 

Trả lời

Mộng du là một hiện tượng không xác định được nguyên nhân. Có 40 % trẻ em có hiện tượng mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du thì các trẻ khác cùng dễ mắc thường gặp ở những trẻ nhanh lớn.

Triệu chứng bệnh mộng du ở trẻ em

Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ nên còn gọi là chứng miên hành. Đây được gọi là rối loạn giấc ngủ Người đi trong giấc ngủ làm một số động tác trong khi vẫn đang ngủ. Mộng du gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả ở trẻ mới biết đi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.

Dấu hiệu của bệnh mộng du là làm những việc mất tự chủ trong giấc ngủDấu hiệu của bệnh mộng du là làm những việc mất tự chủ trong giấc ngủ

Người bệnh thường có biểu hiệu là đang ngủ, ngồi, mở Mắt đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, hoặc đi về phía cửa sổ, trèo lên cứa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài… Thậm trí triệu chứng của bệnh mộng du còn làm một số động tác phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động khác. Một số người còn mở ô tô, lái ô tô đi một quãng dài trong lúc thực sự còn đang ngủ. Thậm chí có khi còn thực hiện hành vi tình dục

Người đang mộng du có thể tấn công người cố tình muốn gọi họ tỉnhNgười đang mộng du có thể tấn công người cố tình muốn gọi họ tỉnh

Người lớn có thể có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Rất khó đánh thức người đang mộng du. Nếu cố đánh thức người bệnh rất có thể họ tấn công người đánh thức mình.

Trông dáng vẻ người bệnh vụng về, lóng ngóng, có hành vi kì lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi kích động đàn ông hay có hành vi bạo lực. Mộng du có thể kết thúc đột ngột, người bệnh trở lại giường nằm và tiếp tục ngủ.

Cách xử trí như thế nào?

trẻ em hầu hết sẽ hết mộng du khi đến tuổi dậy thì. Với các trường hợp trẻ mộng du có cơn nhiều, tự gây hại, tấn công người khác…giúp bệnh nhân an toàn nên để cho bệnh nhân ngủ ở tầng 1, ban đêm đi ngủ phải khóa cửa chính và các cửa sổ.

Không nên cố gắng đánh thức người bệnh trong cơn mộng du vì dễ làm họ kích động mà dịu dàng đưa họ trở lại giường ngủ.

Trẻ bị mông du nên để trẻ ngủ ở dưới tầng 1 và loại bỏ hết vật nguy hiểmTrẻ bị mộng du nên để trẻ ngủ ở dưới tầng 1 và loại bỏ hết vật nguy hiểm

Nên đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tâm thần khám để loại trừ bệnh động kinh. Nếu động kinh cần được điều trị sớm và đúng theo phác đồ bệnh lý của bệnh động kinh Qua trình bày trên giúp bạn hiểu về triệu chứng bệnh mộng du mà con bạn mắc phải. Chúc con bạn sớm lành bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật