Bệnh động kinh là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh động kinh

Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính, đặc trưng bởi các cơn co giật không có nguyên nhân và lặp đi lặp lại. Triệu chứng co giật có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều bệnh nhân có thể có nhiều kiểu co giật và các dấu hiệu liên quan đến vấn đề thần kinh.

Việc xác định nguyên nhân các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân. Cần tìm hiểu thêm ở những người đã chứng kiến cơn động kinh xảy ra.

Nguyên nhân bệnh động kinh

Nguyên nhân bệnh động kinh từ các cơn động kinh xuất hiện do sự rối loạn của hoạt động não. Sự rối loạn này có thể gây ra do một số căn bệnh, hoặc cũng có thể do chấn thương. Các nguyên nhân cụ thể thường là:

Bệnh động kinh do chấn thương đầu...

Bệnh động kinh do chấn thương đầu...

 - Chấn thương ở vùng đầu.

 - Chấn thương khi sinh nở

 - nhiễm trùng não hoặc màng não.

 - u não

 - Tai biến mạch máu não.

 - Ngộ độc ma túy

 - Rối loạn do cai ma túy hoặc cai rượu

 - rối loạn chuyển hóa

Một số trường hợp động kinh hoàn toàn không rõ nguyên nhân, và một số khác có thể là do di truyền.

Chuẩn đoán bệnh động kinh cục bộ gặp nhiều khó khăn

Chuẩn đoán bệnh động kinh cục bộ gặp nhiều khó khăn

Triệu chứng lâm sàng của bệnh động kinh

Chẩn đoán cần phân biệt một số trường hợp triệu chứng lâm sàng của bệnh động kinh

Bệnh động kinh cục bộ Tuy nhiên, các trường hợp động kinh cục bộ cũng rất dễ dàng lan rộng trở thành động kinh toàn thể. Vì thế, có thể dựa vào mức độ tác động của cơn động kinh để phân biệt:

Cơn nặng: Trong cơn động kinh, người bệnh mất hẳn ý thức, toàn thân cứng đờ rồi co giật liên hồi, thở không đều hoặc có thể ngừng thở. Khi cơn qua đi, các cơ bắp nhũn ra, có khi người bệnh tiêu tiểu không tự chủ tri giác rối loạn, mất định hướng đau đầu buồn ngủ. Tất cả triệu chứng mất đi sau vài giờ, do mất ý thức nên người bệnh không nhớ được gì về chuyện đã xảy ra. Nếu cơn nặng kéo dài không được điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.

Cơn nhẹ: Cơn động kinh xảy ra rất nhanh, thường không kéo dài quá 1 phút nên thường gọi là cơn vắng ý thức, đôi khi rất khó nhận ra, vì chỉ biểu hiện bằng sự mất ý thức thoáng qua, không kèm theo té ngã hoặc co giật Cơn nhẹ thường gặp ở trẻ con hơn là người lớn. Quan sát kỹ trong khi cơn xảy ra có thể thấy các ngón tay giật nhẹ, chớp Mắt hoặc chép môi.

Cơn cục bộ đơn giản: Trong cơn động kinh người bệnh vẫn giữ được ý thức, chỉ có một số rối loạn bất thường thoáng qua như co giật nhẹ, một số ảo giác về thị giác khứu giác, vị giác. Nói chung, người bệnh vẫn giữ được ý thức, nhận biết được cơn và có thể nhớ để kể lại.

Cơn cục bộ phức tạp: Cũng gọi là cơn động kinh thùy thái dương. Người bệnh mất hẳn ý thức về môi trường chung quanh, đờ đẫn, mất phản ứng với hoàn cảnh, nhìn vẻ ngoài thấy lóng ngóng, vụng về, hoặc chép môi một cách không ý thức. Do mất ý thức nên người bệnh thường không nhớ gì về việc đã xảy ra.

Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân. Cần chú ý tìm hiểu thêm ở những người đã chứng kiến cơn động kinh xảy ra.

Chuẩn đoán bệnh động kinh cần thiết cho việc điều trị

Chuẩn đoán bệnh động kinh cần thiết cho việc điều trị

Một số xét nghiệm có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán nhưng thường không giúp đưa đến kết luận, chẳng hạn như:

 - Điện não đồ.

 - Điện tâm đồ (để chẩn đoán loại trừ cơn rối loạn nhịp tim).

 - Chụp X quang cắt lớp não.

 - xét nghiệm máu

Các trường hợp sau đây cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện:

 - Cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên.

 - Không chẩn đoán được nguyên nhân.

 - Cơn động kinh kéo dài.

 - Bệnh nhân có chấn thương ở vùng đầu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật