Dấu hiệu và cách xử trí sa trực tràng như thế nào tốt nhất?

Tôi 38 tuổi, sức khỏe bình thường, tuy nhiên rất hay bị táo bón. Gần đây mỗi khi đi đại tiện tôi thấy rất đau và thường xuyên bị chảy máu. Đi khám bác sĩ bảo tôi bị sa trực tràng. Xin bác sĩ tư vấn vì sao bị bệnh này và cần phải làm gì để phòng bệnh?

Hoàng Hà (Hải Phòng)

Sa trực tràng là tình trạng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn

Sa trực tràng là tình trạng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn

Sa trực tràng là tình trạng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Sa trực tràng là bệnh ít gặp, không gây biến chứng nặng hay diễn biến phức tạp nhưng lại gây nhiều phiền hà cho bệnh nhân như tiết dịch vùng hậu môn, són phân, đại tiện khó. Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn đại tiện như táo bón hay mót đại tiện nhiều lần trong ngày, mất tự chủ đi đại tiện.

Các triệu chứng của sa trực tràng giống như của bệnh trĩ do vậy rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong cơ thể sa trực tràng bắt nguồn ở vị trí cao hơn so với bệnh trĩ Người bị sa trực tràng có thể cảm thấy khối mô nhô ra từ hậu môn kèm theo các triệu chứng như: đau khi đại tiện, đại tiện ra nhầy hay máu, són phân (mất khả năng kiểm soát đại tiện), mất cảm giác mắc đi đại tiện (nếu khối sa lớn), có cảm giác như có cái gì đó nhô ra khi vệ sinh hậu môn.

Để phòng bệnh sa trực tràng, nên uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước/ngày), không đợi đến lúc khát mới uống nước Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn như: ngũ cốc, trái cây rau xanh... Chú ý trái cây có thể ăn nguyên miếng, không nên chỉ uống nước sinh tố Ưu tiên các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: khoai, rau mùng tơi rau dền Tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày, không căng rặn nhiều khi đại tiện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật