Bạn đã biết hết những nguyên nhân sa trực tràng là gì chưa?

Sa trực tràng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh Để điều trị sa trực tràng hiệu quả bạn cần phải biết đâu là nguyên nhân sa trực tràng. Bệnh được điều trị kịp thời sẽ không phức tạp và biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân sa trực tràng

1. Do chế độ sinh hoạt hàng ngày

Táo bón: Những người bị táo bón khi đại tiện phải rặn Khi rặn áp lực ổ bụng tăng nên rất nhiều Hơn 50% bệnh nhân sa trực tràng có chứng táo bón kinh niên.

Táo bón là nguyên nhân sa trực tràng

Táo bón là nguyên nhân sa trực tràng

+ Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, mỗi ngày phải đại tiên nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều. Sa trực tràng có thể khởi phát sau đợt tiêu chảy

+ Thiếu cân nặng do việc ăn uống không đầy đủ, người bị suy dinh dưỡng sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân sa trực tràng.

+ Một nguyên nhân sa trực tràng nữa là do đi đại tiện không đúng cách ngồi lâu đọc báo trong khi đi vệ sinh.

2. Do bị bệnh, chấn thương

+ Phụ nữ sinh mổ có nguy cơ mắc sa trực tràng rất cao, tỉ lệ đó chiếm đến 25%.

+ Những người bị bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ thường bị sa trực tràng.

Bệnh trĩ cũng là một nguyên nhân sa trực tràng

Bệnh trĩ cũng là một nguyên nhân sa trực tràng

+ Người bệnh trĩ có nguy cơ bị sa trực tràng rất cao

3. Do cơ thể con người

Trực tràng không dính vào thành bụng sau nên có thể di động dễ dàng, trượt xuống dưới và sa ra ngoài cũng là nguyên nhân sa trực tràng.

Đáy chậu khiếm khuyết: Đáy chậu phát triển không tốt, hoành đáy chậu rộng, cơ nâng hậu môn và các cơ thắt hậu môn bị nhão làm cho thành trước trực tràng sa ra ngoài.

Nguyên nhân sa trực tràng cũng có thể là do khiếm khuyết trên cơ thể con người

Nguyên nhân sa trực tràng cũng có thể là do khiếm khuyết trên cơ thể con người

Thiếu độ cong xương cùng: Về cấu tạo giải phẫu, xương cùng có độ cong, trực tràng nằm tựa vào độ cong này. Khi xương cùng không có độ cong, trực tràng mất chỗ tựa, sẽ bị sa xuống.

Van trực tràng kém phát triển: Các van trực tràng trên, giữa, dưới phát triển không tốt, giảm độ cản, trực tràng dễ sa xuống và tụt ra ngoài.

Độ gấp góc bóng trực tràng - ống hậu môn không đủ: Bình thường chỗ nối giữa bóng trực tràng và ống hậu môn có độ gấp khúc, tạo nên một góc, thay đổi từ 80 đến 100 độ, mở ra phía sau. Khi độ gấp góc này giảm hay mất đi, sa trực tràng sẽ xuất hiện.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả nếu mắc phải.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật