Thế nào là suy dinh dưỡng? Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

1. Thế nào là suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng

Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số cân nặng của cơ thể dưới 18,5 Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số cân nặng dưới 20 Một điều quan trọng là chỉ số cân nặng của cơ thể chỉ là cách ước lượng thống kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính Trong một số trường hợp, một người có chỉ số cân nặng của cơ thể dưới 18,5 nhưng có thể có sức khoẻ rất tốt.

Chán ăn cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

Chán ăn cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡngtrẻ em người lớn là sự thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết ban đầu cho cơ thể trong các thức ăn, nguyên nhân này chiếm hơn 50% số trong các vùng ở Châu Phi và phía nam Châu Á. Hệ quả của sự kém dinh dưỡng hay thiếu ăn có thể tiếp tục bị phát triển việc suy dinh dưỡng do bệnh tật, ngay cả những bệnh dễ xử lý như tiêu chảy và có thể dẫn đến cái chết.

Ngoài nguyên nhân nguồn dinh dưỡng việc thiếu cân có thể là do kết quả của các bệnh về thể chất cũng như tinh thần Có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc suy dinh dưỡng. Nhìn chung các nguyên nhân gồm:

 - Nghèo

 - Đói ăn

 - Ăn không đủ chất

 - Ăn uống thiếu cân bằng

 - Bẩm sinh sức khoẻ kém

 - Chán ăn

 - Ung thư

 - Bệnh lao

 - Đái đường

 - Suy nhược thần kinh

 - Mất ngủ

 - Bệnh ở các cơ quan tiêu hoá

 - HIV/AIDS

 - viêm gan

- Các nguyên nhân khác

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cần thiện để cải thiện suy dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cần thiện để cải thiện suy dinh dưỡng

3. Biện pháp phòng ngừa và khắc phục suy dinh dưỡng cho trẻ em

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe trí tuệ của con người, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

 - Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

 - Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành

 - Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

- Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzyme (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn.

Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.

 - Gạo khoai tây

 - Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá trứng

 - sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ

 - Dầu, mỡ.

 - Các loại rau xanh và quả chín.

Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III).

 - Cho nhiều bữa trong ngày.

 - Tăng dần calo

 - Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ.

Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện

Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số vitamin và muối khoáng.

 - Các loại vitamin tổng hợp.

 - Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu

 - Men tiêu hóa 

Chăm sóc trẻ khoa học để con bạn không bị suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ khoa học để con bạn không bị suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.

 - Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.

 - Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật