Đói là dấu hiệu bệnh về tuyến giáp và hạ đường huyết

Nếu như trước đó bạn đã ăn uống đầy đủ, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó đã cảm thấy đói, có thể sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Đói gây cảm giác khó chịu, chúng ta sẽ bị phân tâm và thường xuyên nghĩ về đồ ăn, kèm theo cảm giác mệt mỏi, uể oải. Tuy nhiên, nếu chúng ta thỏa mãn cơn đói nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến các tình trạng như béo phì, cholesterol cao... Dưới đây là những nguyên nhân khiến chúng ta luôn luôn thấy đói.

Căng thẳng

Khi con người căng thẳng cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol, hormone này khiến chúng ta cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn bình thường. Kiểm soát tâm trạng cũng là cách rất tốt để bạn thực hiện chế độ ăn khoa học của mình.

Vấn đề tuyến giáp

Đói liên tục cũng là một triệu chứng tố cáo tuyến giáp gặp vấn đề, lượng hormone thay đổi khiến chúng ta đói thường xuyên hơn, hãy kiểm tra tuyến giáp nếu tình trạng này kéo dài.

Béo phì

Đây là dấu hiệu khá rõ ràng của bệnh béo phì những cơn đói khiến chúng ta ăn nhiều hơn làm dư thừa lượng chất béo, nồng độ insuline mất ổn định dẫn đến cảm giác đói khát.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết khiến cơ thể đói và mệt mỏi lượng đường trong máu thấp tạo cảm giác thèm ăn.

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là lúc nội tiết tố thay đổi, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả cảm giác đói cồn cào. Dấu hiệu này cũng có thể xảy ra ngay trước chu kỳ.

Mất nước

Khi cơ thể mất nước chúng ta sẽ cảm thấy đói hơn. Mặc dù ăn đầy đủ nhưng vẫn đói nếu như bạn uống không đủ nước mỗi ngày.

Tác dụng phụ của thuốc

Đói cũng có thể là dấu hiệu tác dụng phụ của một số loại thuốc ví dụ như thuốc trầm cảm thuốc dị ứng thuốc kháng sinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật