Đối mặt với đại dịch cúm A (H1N1), bàn về phòng dịch

Điều gì sẽ xảy ra khi đại dịch cúm A (H1N1) xảy ra với tốc độ lan truyền toàn cầu? Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị mắc. Chúng ta chưa biết số bệnh nhân tử vong sẽ là bao nhiêu nhưng chúng ta có thể tiên đoán rằng con số sẽ rất cao và có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu...

Việt Nam phải đối mặt với nhiều dịch bệnh

Hiện tại, từ đầu năm 2009 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với các vụ dịch như cúm mùa cúm A (H5N1), nguy cơ cúm A (H1N1), sởi, Rubella viêm não mô cầu lao...; các bệnh qua muỗi đốt như: sốt xuất huyết viêm não Nhật Bản sốt rét ; các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa làm tiêu chảy như tả ngộ độc thức ăn bệnh tay chân miệng ; các bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh dại

Còn các bệnh lây truyền qua đường máu, đường sinh dục như HIV viêm gan b,C,D... Sở dĩ phải liệt kê tất cả các bệnh truyền nhiễm qua các đường truyền gây ra vì qua đó sẽ có cách ngăn ngừa. Nguyên tắc cơ bản nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm là: phát hiện được nguồn lây nhiễm – cách ly hoặc khống chế; cắt đường truyền nhiễm và chủ động đề phòng cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm và cộng đồng.

Trước hết, để phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp điển hình là bệnh cúm mùa

Theo giám sát về bệnh cúm của Trung tâm Giám sát cúm quốc gia, Viện VSDTTW, dịch cúm ở Việt Nam diễn biến theo mùa rất rõ rệt tại các tỉnh phía Bắc nhất là vào tháng 7 và tháng 12 hằng năm, còn tại khu vực miền Nam và miền Trung  không phụ thuộc vào mùa mà vào nguồn dịch bệnh

Theo thống kê chưa đầy đủ (chỉ theo số những người đi khám) hàng năm tỷ lệ mắc các bệnh cảm cúm ở Việt Nam đều hơn triệu người, tỷ lệ mắc cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm khác. Kết quả giám sát đã cho biết nguyên nhân chính của các vụ dịch cúm của những năm gần đây và điển hình nhất là từ tháng 8 năm 2008 đến nay là do virut cúm chủng  A (H3N2) sau đó là chủng virut cúm B và hiện là chủng cúm A (H1N1).

Hiệu quả của các vaccin cúm mùa như thế nào?

Các chủng virut cúm nói trên đều lưu hành quanh năm ở Việt Nam và ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên. Cả 3 chủng này đều được cập nhật hằng năm (bởi vì bản chất các chủng cúm mùa hay thay đổi kháng nguyên) và đã có vaccin cúm mùa để phòng chống mỗi năm.

Đây cũng là loại vaccin duy nhất phải tiêm mỗi năm một lần để đáp ứng theo sự chuyển đổi của các chủng virut. Chúng ta chưa biết được chủng virut cúm nào sẽ gây đại dịch nhưng với sự tiến bộ của khoa học hiện nay, trên thế giới các nhà khoa học đã theo sát được sự thay đổi của các chủng virut và sẽ chế tạo được vaccin phòng chống cúm kịp thời.

Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với bệnh cúm do chủng mới A (H1N1) với tốc độ lây nhanh hơn SARS (mới xuất hiện từ cuối tháng 4 đến ngày 12/6 đã lây nhiễm cho 74 nước, với hơn 28.000 người mắc mà chưa có vaccin để phòng.

Với hệ thống cảnh báo được thiết lập trên toàn thế giới và ở mỗi quốc gia như hiện nay, với sự đáp ứng khi phát hiện nhanh nguồn lây bệnh (là con người bị bệnh cúm) bằng chẩn đoán nhanh, cách ly nguồn lây bệnh, nên chúng ta phần nào hạn chế được sự lây lan.

Song song với việc các nước đang tích cực sản xuất loại vaccin cúm A (H1N1) đưa vào để phòng bệnh. Ở Việt Nam chúng ta đã từng bị những trận dịch cúm mùa rất nặng như vụ dịch cúm cuối năm 2008 đầu năm 2009 do chủng  cúm A (H3N2) gây nên và cũng có những trường hợp tử vong do các chủng cúm mùa gây nên biến chứng.

Nếu như chúng ta cũng sử dụng vaccin cúm mùa hằng năm thì tỷ lệ bị mắc cúm sẽ không cao như vậy bởi vì một người mắc cúm A (H3N2) cũng có thể mắc cúm B hay cúm A (H1N1) nếu tiếp xúc với các nguồn bệnh khác nhau và ở thời điểm khác nhau. Nghiên cứu cho thấy tiêm một liều vaccin cúm mùa hằng năm  có thể giúp con người chủ động tránh được những bệnh như cúm khác nhau (hoặc nếu có mắc cúm cũng nhẹ hơn).

Ý thức của người dân là “vaccin” phòng ngừa hữu hiệu

Ngoài biện pháp chủ động dự phòng hữu hiệu nhất để phòng chống cúm là tiêm vaccin cho người còn phải sử dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe như bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng gia vị làm thông đường thở như: ớt tỏi hoa hồi, quế, gừng; ăn nhiều rau xanh, quả chín.

Một điều hết sức cần thiết là khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo  khẩu trang và phải rửa tay, không đưa tay dụi mắt hay ngoáy mũi khi chưa rửa tay sạch. Chúng ta cố gắng giảm bớt tới mức tối đa đường vào của virut qua đường hô hấp hay tiếp xúc.

Chủ động phòng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp bằng tiêm vaccin (nếu có) là biện pháp tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật