Khắc phục chứng khô miệng ở người cao tuổi như thế nào?

Tôi 88 tuổi, là cán bộ quân đội nghỉ hưu. Qua kiểm tra sức khỏe định kỳ tất cả đều bình thường. Ban ngày ăn uống sinh hoạt bình thường, nhưng đêm ngủ thường bị khô miệng, nóng, khát nước buộc phải dậy uống nước nên sau đó ngủ lại rất khó.

Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? Khắc phục thế nào? Tôi nên khám ở đâu?

Thiện Trí (Hào Nam - Hà Nội)

Theo thống kê, có tới 20-25% người cao tuổi là nạn nhân của chứng bệnh khô miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng: Do thiểu tiết nước bọt: người già do ít có cảm giác khát nên thường uống không đủ nước, nhất là buổi tối sợ đi tiểu đêm, điều này khiến lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi; Nuốt nhiều nước bọt: thường gặp ở những người có bệnh lý vùng khoang miệng (khuyết răng sâu răng hàm giả không ổn định...); khi ngủ thở bằng miệng...

Một số bệnh lý cũng dẫn đến khô miệng như u lympho, bệnh lý thần kinh nội tiết (như đái tháo đường đái tháo nhạt thiếu máu ). Ngoài ra, do dùng một số thuốc gây giảm tiết nước bọt: các loại thuốc chữa tăng huyết áp loạn nhịp tim dị ứng một số thuốc giảm đau chống viêm thông thường...).

Để khắc phục chứng khô miệng cần điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu có thể. Các biện pháp điều trị bổ sung bao gồm: giảm liều thuốc gây khô miệng hay thay bằng loại thuốc khác, tăng uống nước nhai kẹo chua, kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt.

Kinh nghiệm giúp giảm khô miệng bằng cách: mỗi khi tỉnh giấc người bệnh làm động tác súc miệng khô, gõ răng (2 hàm răng gõ vào nhau) và dùng đầu lưỡi cà lợi (làm từ trái sang phải lợi trong răng rồi chuyển ra lợi ngoài răng) mỗi lần vài phút sẽ kích thích tăng tiết nước bọt giảm khô miệng và chắc răng.

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, cụ nên khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương phố Phương Mai để tìm nguyên nhân, có thể cần uống thêm thuốc kích thích bài tiết nước bọt nếu thiểu tiết. Chúc cụ luôn khỏe mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật