Liệt dạ dày ở người đái tháo đường - Các bạn nên cẩn trọng với căn bệnh nhé!

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Liệt dạ dày là kết quả của sự hư hỏng các dây thần kinh phế vị dẫn đến dạ dày – đây là các dây thần kinh kiểm soát sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa.

bệnh nhân tiểu đường nồng độ đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh. Nếu các dây thần kinh phế vị bị hư hỏng, các cơ của dạ dày và ruột sẽ không thể hoạt động bình thường, khiến sự di chuyển của thức ăn bị chậm hoặc dừng lại.

Đặc biệt, các biến chứng lên hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ rất cao (tới 50% số bệnh nhân). Trong đó có liệt dạ dày do đái tháo đường Đây là  một rối loạn ảnh hưởng gặp cả bệnh nhân đái tháo đường týp 1 lẫn týp 2. Khi đó, bệnh nhân có biểu hiện thường gặp nhất là cảm giác đầy bụng buồn nôn nôn.

Nôn hay xuất hiện sau bữa ăn. Trong trường hợp liệt dạ dày nặng, nôn có thể xảy ra mà không liên quan đến bữa ăn, do thức ăn ứ đọng trong dạ dày trước đó. Thức ăn nôn ra ra thường ở dạng chưa được tiêu hóa vì hoạt động nghiền thức ăn không có (khác với dạng nôn ra thức ăn đã được nghiền nhỏ của các rối loạn khác).

Các triệu chứng khác gồm: đau trướng bụng, no sớm (cảm giác đầy dạ dày khi vừa ăn). Trong trường hợp liệt nặng, xuất hiện sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng do thiếu năng lượng ăn vào hoặc ăn kiêng không hợp lý.

Liệt dạ dày ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Điều này khiến kiểm soát đường trong máu khó khăn hơn. Cứ như vậy sẽ làm liệt dạ dày nặng hơn. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nên liệt dạ dày như phẫu thuật làm tổn thương dây thần kinh phế vị, sử dụng thuốc làm giảm hoạt động dạ dày hoặc bệnh xơ cứng bì…    

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật