Nguyên nhân và biểu hiện của suy tĩnh mạch mạn tính chi

Cách đây khoảng 2 năm, hai chân tôi có biểu hiện mỏi ở phía trên đầu gối, có lúc nóng ran nhưng không thường xuyên. Thời gian gần đây thì tình trạng mỏi, nóng kéo dài thường xuyên hơn, nặng chân, phù nhẹ khi đứng lâu. Mới đây, tôi đi khám ở trạm y tế xã được chẩn đoán suy tĩnh mạch chi mạn tính. Xin bác sĩ cho biết tôi phải điều trị như thế nào?

Nguyễn Thị Hằng (Bắc Giang)

Với những triệu chứng như đã mô tả, rất có thể chị đã bị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới giai đoạn đầu. Bệnh thường xảy ra ở những người hay phải đứng nhiều hoặc ngồi lâu tình trạng béo phì và có yếu tố di truyền.

Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Các triệu chứng ban đầu thường là nặng, tê chân mỏi chân sau đó là chuột rút về ban đêm. Nặng hơn nữa bệnh nhân sẽ bị phù chân giãn các tĩnh mạch nông hoặc viêm tắc tĩnh mạch sâu và hậu quả cuối cùng là có thể thuyên tắc động mạch phổi gây tử vong đột ngột.

Việc điều trị luôn bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống và cách làm việc. Cần hạn chế đứng nhiều hay ngồi lâu, điều trị nội khoa để làm bền thành tĩnh mạch và chống viêm chống thoát dịch, kết hợp với việc dùng băng ép bằng băng thun hoặc tất y khoa. Những dụng cụ này giúp tăng sức ép của cơ, ép vào thành tĩnh mạch tránh tình trạng tĩnh mạch bị giãn ra gây ứ trệ, cản trở lưu thông máu về tim gây phù đau chân chuột rút. Một số trường hợp có giãn tĩnh mạch hiện phải sử dụng phương pháp triệt tĩnh mạch bằng laser hay sóng radio cao tần, hoặc lấy tĩnh mạch giãn bằng phẫu thuật.

Đi bộ mỗi sang chứng 30 phút rất tốt cho bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính, khi ngủ nên gác chân cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật