Tại sao suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ - Liệu pháp này có thực thi?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh rất thường gặp, theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu ngồi nhiều, béo phì, lối sống sinh hoạt lười vận động, thường xuyên đi giày cao gót, nhưng phần nhiều cũng có thể mang tiền sử gia đình hay do quá trình mang thai… Mặc dù vậy, đây là căn bệnh mãn tính, chưa thể chữa khỏi được, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhuần nhuy

Đi bộ tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Một trong những biện pháp tập thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Với nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch các triệu chứng thường gặp phải là nặng chân, căng tức đau nhức chân phù chân về chiều dị cảm ( cảm giác bồn chồn như kiến bò), thường làm cho bệnh nhân có xu hướng ngại vận động, nhất là đi bộ. Suy nghĩ đi bộ làm nặng thêm, trầm trọng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch là một suy nghĩ sai lầm do:

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10p để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch

Kết hợp đi bộ thể dục và sử dụng cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi ( Butcher Broom)  đều đặn sẽ giúp cải thiện bệnh Suy giãn tĩnh mạch.

Theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay, Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum) thành phần chính là aescin (escin). Trong một thử nghiệm có đối chứng cho thấy Aescin có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Lợi ích điều trị cũng được xác nhận qua nhiều thực nghiệm trên  các mô khác nhau, cho thấy đặc tính chống phù nề, chống viêm và tăng cường thành mạch, chủ yếu là liên quan đến cơ chế phân tử của chất chung gian, cải thiện xâm nhập của các ion vào hệ  thống mạch, nâng cao trương lực tĩnh mạch.

Chiết xuất từ cây  đậu chổi - Butcher’s broom (Ruscus aculeatus) với hoạt chất chính ruscogenin đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị triệu chứng phù nề cẳng chân ở bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính. Hiệu quả điều trị và tính an toàn của chiết xuất Ruscus aculeatus đã được thực hiện bởi Vanscheidt W1 trên các bệnh nhân suy tĩnh mạch chân mạn tính, cho thấy khả năng dung nạp tốt, những thay đổi trong các triệu chứng chủ quan cảm nhận được, đôi chân mệt mỏi nặng nề và cảm giác căng thẳng cải thiện đáng kể (tuần 12).

Chị Phạm Nghiệp (1976) cho biết: sau 3 tháng sử dụng sản phẩm kết hợp giữa cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi, cùng với việc tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau xanh, bệnh suy giãn tĩnh mạch của chị đã được kiểm soát. Chị đáp ứng tốt với sản phẩm nên chỉ sau 2 tuần đã thấy đỡ nặng chân, không còn bồn chồn, nặng chân hay đau nhức. Sau 3 tháng, chị rất hài lòng, thoải mái với đôi chân của mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật