Hạt dẻ - Những lợi ích và hạn chế của hạt dẻ đối với cơ thể

Hạt dẻ

Hạt dẻ là đặc sản của vùng núi tây bắc. Hạt nhỏ quả có gai như quả chôm chôm nhưng nhọn và cứng hơn. Mỗi quả chứa từ 3 đến 4 hạt. Vỏ và quả nhìn rất lạ Mắt Quả thường to bằng ngón chân cái. Hạt dẻ con có hương vị rất thơm ngon và là đặc sản của cao bằng, và loại hạt dẻ này chỉ có ở vùng đất biên cương Lạng Sơn, Cao bằng.

Hạt dẻ là một món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong mùa đông, hay những ngày se se lạnh của thời tiết giao mùa

Hạt dẻ giàu vitamin, khoáng chất là món ăn mùa se lạnh

Hạt dẻ giàu vitamin, khoáng chất là món ăn mùa se lạnh

Thành phần và tác dụng của hạt dẻ

Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột protein lipit, các vitamin B1, vitamin B2 vitamin C và các khoáng chất, có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà hạt dẻ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe Các nghiên cứu đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch.

Loại axit béo thuộc họ omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.

Hạt dẻ còn có thể được coi là một loại "vũ khí" giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường  

Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mangan là một trong các chất chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ ung thư bệnh tim

Còn theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận Có công năng bổ thận ích tinh làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa nuôi dưỡng dạ dày cầm máu chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư…

Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho tim mạch tiểu đường huyết áp Vì vậy trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống thuốc bổ thận

Hạt dẻ có nhiều công dụng với sức khỏe tuy nhiên cũng cần chú ý không nên ăn nhiều

Hạt dẻ có nhiều công dụng với sức khỏe tuy nhiên cũng cần chú ý không nên ăn nhiều

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

Mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng khó tiêu Thành phần của hạt dẻ hầu như không có chất xơ nên ăn nhiều sẽ gây táo bón

Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày tăng thêm gánh nặng cho dạ dày người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét kiết lỵ phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón

Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật