ok:Nguy cơ tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm từ đũa dùng một lần

Việc sử dụng đũa dùng một lần hiện nay rất phổ biến trong nhiều quán ăn. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ quy chuẩn nào quy định về tính an toàn cho loại đũa dùng một lần nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), việc sử dụng tăm, đũa mốc cũng rất độc hại. Nấm mốc dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao, khó bị phá hủy hoàn toàn. Chất này là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.

  Theo khảo sát của PV báo Sức khỏe&Đời sống, tại thị trường Hà Nội, loại đũa dùng một lần được bày bán công khai, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đặc biệt, loại đũa in hình quả táo (đũa được nhập từ Trung Quốc) được bày bán tràn ngập. Những loại đũa này được đóng gói trong các túi với số lượng khoảng 60 đôi, bán với giá trên 30.000 đồng. Tại phố Phùng Hưng (Hà Nội), đũa quả táo được bán với giá 15.000 đồng/túi 65 đôi.

Nấm mốc từ những chiếc đữa này dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố

Nấm mốc từ những chiếc đữa này dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố

Bao bì không hề có thêm bất kỳ thông tin gì, kể cả nguồn gốc xuất xứ. Những loại đũa dùng một lần không rõ nguồn gốc được các nhà hàng, chủ quán ăn trên địa bàn Hà Nội nói chung và nhiều tỉnh, thành trong cả nước sử dụng rộng rãi. Theo một chủ quán phở trên phố Núi Trúc (Hà Nội) tính toán: nếu mua đũa dùng một lần với số lượng nhiều thì sẽ có giá là 4 ngàn đồng/30 đôi, còn mua ít là 4,5 ngàn đồng/30 đôi.

Tính ra chỉ hơn 1 trăm đồng cho một đôi đũa. Trong khi đó, giá thành đũa sạch có thương hiệu sản xuất trong nước là khá cao. Ông Chu Văn Sáu, chủ cơ sở sản xuất Công ty TNHH tre Xứ Thanh (Bản Cang, Xuân Phú, Quang Hóa, Thanh Hóa) cho biết: Để sản xuất được sản phẩm đũa sạch, cần phải có dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín từ lựa chọn nguyên liệu, áp chuẩn kích cỡ đũa, đặc biệt là khâu sấy đũa làm hoàn toàn bằng máy sấy nhiệt không dùng bất kỳ hóa chất, tấm ướp chống mốc nào.

Do vậy, giá  thành  sản  xuất  đũa  thô  cao,  ở  mức  2.830  đồng/kg,  gần  bằng  với  giá bán 3.000 đồng/kg. Vì vậy, lợi nhuận thu được từ sản xuất đũa thô chủ yếu là thu từ phụ phẩm (các loại rác). Cụ thể, lợi nhuận gộp thu được trong sản xuất đũa trên 1 cây luồng đạt 770 đồng, tính trên 1kg đũa thu được 170 đồng. Các mức lợi nhuận này thấp hơn nhiều so với phần doanh thu từ rác trên cây/trên 1kg đũa.  

Theo quan sát bằng mắt thường thì dễ nhận thấy hầu hết đũa dùng một lần có độ trắng, mềm, dễ bẻ, nhanh lên nấm mốc, các đôi đũa không đều nhau, cong vênh. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Thông thường, để tẩy trắng và chống nấm mốc nhất là trong công nghiệp thực phẩm người ta sử dụng SO2. Đối với đũa dùng một lần thường được làm từ loại tre có chất lượng không tốt như tre non, tre tồn dư, khả năng chịu ẩm mốc rất kém nên có thể người sản xuất đã tăng lượng SO2 để tăng khả năng chống nấm mốc. Tuy nhiên, điều này không nguy hiểm bằng việc nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng, tẩy nấm mốc công nghiệp để dùng trong thực phẩm như sulfite, sulfite natri Đây là những chất chứa độc tố lớn và tác dụng tẩy trắng, khử khuẩn rất tốt, vì thế, chỉ sử dụng trong công nghiệp. Sau đó, để có mùi thơm át mùi hóa chất người ta sẽ bỏ thêm vào đũa dùng một lần, vào tăm tre ngũ vị hương tạo mùi. Nguy hiểm là đũa dùng một lần được sử dụng trực tiếp sau khi bỏ lớp nilon bên ngoài. Vì thế, nếu tiếp xúc thường xuyên thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe Với những loại đũa dùng một lần không rõ nguồn gốc xuất xứ thì rất khó kiểm soát những hóa chất đã được dùng để tẩm ướp giúp đũa chống nấm mốc.

PGS.TS. Nguyễn Thiện Hải - giảng viên Trường ĐH Y dược TP.HCM thì cho rằng, những loại hóa chất được sử dụng để tẩy trắng, chống nấm mốc, dù được phép sử dụng trong công nghiệp thực phẩm nếu tiếp xúc trực tiếp thường xuyên đều ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của con người.

Hiện nay, vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra quản lý việc sản xuất các loại đồ dùng một lần này. Phần lớn vẫn xuất phát từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tái chế vật liệu mà ra. Trong quá trình tái chế, việc sử dụng hóa chất là đương nhiên. Do vậy, để bảo đảm sức khỏe của chính mình, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi sử dụng những vật dụng không rõ nguồn gốc.       

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật