Phân biệt sốt rét ác tính thể não với bệnh khác bằng phương pháp nào?

Trên thực tế lâm sàng, sốt rét ác tính thể não thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh thường gặp như sốt Dengue xuất huyết thể não, viêm não Nhật Bản B, xuất huyết não... trong khi chẩn đoán.

Khi muốn chẩn đoán xác định sốt rét ác tính thể não, nhất là trong điều kiện xét nghiệm không phát hiện được ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum ở máu ngoại vi hoặc không có sẵn phương tiện kính hiển vi hay test nhanh để chẩn đoán. Các cơ sở y tế cần chú ý phân biệt với số bệnh thường gặp trên lâm sàng để tránh nhầm lẫn với sốt rét ác tính thể não.

Trên thực tế lâm sàng, sốt rét ác tính thể não thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh thường gặp như sốt Dengue xuất huyết thể não viêm não Nhật Bản B, xuất huyết não... trong khi chẩn đoán. Cần biết những đặc điểm bệnh lý của các loại bệnh này để có thể phân biệt.

Sốt Dengue xuất huyết thể não

Sốt Dengue xuất huyết thể não là một thể bệnh sốt Dengue xuất huyết rất nặng. Thể bệnh này không phổ biến và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng từ 2-2,2% số bệnh nhi được điều trị tại tuyến cuối và cũng chiếm khoảng 5% số bệnh nhân sốt Dengue xuất huyết ở người lớn. Tỷ lệ tử vong vì sốt Dengue xuất huyết thể não rất cao, có thể chiếm đến 40% và diễn biến như một hội chứng não cấp với bạch cầu bình thường hoặc giảm nhưng khác với sốt rét ác tính thể não ở các đặc điểm sau đây:

Xuất huyết dưới da: Có các dạng chấm, nốt đốm dải xuất huyết lớn hơn là các mảng xuất huyết có thể gặp các “u” hoặc “bọc” xuất huyết dưới da Đốm xuất huyết thường rải rác khắp cơ thể nhiều ở vùng da mỏng (mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, hai bên mạng sườn) mọc dày ở cẳng chân, cẳng tay (dấu hiệu đi bít tất). Những nơi bị va đập như chỗ đo huyết áp đánh gió, đâm kim tiêm truyền, véo da thường để lại dải hoặc mảng xuất huyết.

Xuất huyết niêm mạc: Hay gặp nhất là chảy máu cam đa số chảy máu ở điểm mạch Kisselbach, chảy máu lợi chân răng xuất huyết dưới kết mạc mắt ít gặp hơn.

Xuất huyết phủ tạng: Phổ biến là xuất huyết tiêu hoá, sau đó là xuất huyết tiết niệu hô hấp xuất huyết não màng não… phụ nữ thường gặp.

Viêm não Nhật Bản

Đa phần những người nhiễm viêm não Nhật Bản không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị các triệu chứng nhẹ trong thời gian ngắn, làm nhầm lẫn là chỉ bị cảm nhẹ.

Tuy nhiên, cứ khoảng 1 trong mỗi 250 người mắc bệnh viêm não Nhật Bản sẽ phát triển các triệu chứng trầm trọng hơn khi virus đã lây lan lên não. Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 5–15 ngày sau khi nhiễm bệnh gồm có:

- Sốt cao;

- Các cơn co giật;

- Cứng cổ;

- Rối loạn ý thức;

- Mất khả năng nói;

- Run tay chân;

- Suy nhược cơ hoặc tê liệt.

Cứ mỗi 3 người khi phát triển các triệu chứng nặng này sẽ có 1 người chết vì nhiễm bệnh.

Với những người có cơ hội sống sót, những triệu chứng này có xu hướng phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, thường mất đến vài tháng để phục hồi hoàn toàn và có đến phân nửa số bệnh nhân sống sót bị chấn thương não mãi mãi, dẫn đến những căn bệnh cần điều trị lâu dài như run chân tay và chứng co giật thay đổi nhân cách, suy cơ, khó tiếp thu và liệt một chi hoặc nhiều hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật