Phân biệt tăng huyết áp và huyết áp thấp - Các bạn tham khảo thêm về nó nhé!

Biểu hiện thường gặp khi tăng huyết áp là chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt. Song, các triệu chứng trên có thể gặp trong các bệnh khác.

Tăng huyết áp là một trong những bệnh đặc trưng của thế kỷ 21. Hiện nay, số người bị huyết áp ở Việt Nam đang có nguy cơ tăng dần.

Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề (như tai biến mạch máu não). Huyết áp là một chỉ số dùng để biểu thị khả năng bơm máu của tim ra mạch máu và kháng lực của các mạch máu.

Trị số huyết áp bình thường dao động trong khoảng 90/60mmHg - 139/89mmHg và thay đổi tùy theo độ tuổi giới tính và từng thời điểm khác nhau trong ngày, thậm chí theo đặc thù của từng cơ thể.

Tăng huyết áp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tăng huyết áp nguyên phát (không rõ nguyên nhân) chiếm 90 - 95% các trường hợp tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân) là hậu quả của một bệnh lý khác gây ra như hẹp động mạch thận cường giáp thuốc ngừa thai...

Huyết áp được gọi là cao khi từ 140/90mmHg trở lên và thấp khi trị số huyết áp nhỏ hơn 90/60mmHg thường xuyên.

Khái niệm huyết áp thấp được dùng để chỉ những người có thể trạng huyết áp thấp họ có sức khỏe tốt nhưng đo huyết áp lại thấp hơn những người cùng lứa tuổi. Đây không phải là bệnh, cần phân biệt với trường hợp tụt huyết áp.

Một người huyết áp tâm thu bình thường trên 100mmHg nhưng một lúc nào đó huyết áp âm thu giảm xuống dưới 60mmHg, thì gọi là tụt huyết áp.

Nguyên nhân: Do cơ thể giảm thể tích đột ngột (tiêu chảy, mất nhiều máu do tai nạn giao thông xuất huyết tiêu hóa) hoặc do một số bệnh lý như csuy tim nhồi máu cơ tim nhiễm trùng nặng.

Một số biểu hiện thường gặp khi huyết áp tăng cao là chóng mặt nhức đầu mờ mắt hoặc ù tai Tuy nhiên, các triệu chứng trên cũng có thể gặp trong các bệnh khác.

Nhiều người không có triệu chứng như thế nhưng đo huyết áp mới biết mình bị huyết áp cao Vì vậy, triệu chứng như chóng mặt mệt có thể gặp trong tăng huyết áp, tuy nhiên có thể gặp trong những bệnh lý như stress các bệnh lý ở tai, mắt, bệnh lý thần kinh nội tiết

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật