Phục hồi sau tai biến - Hiểu đúng để giảm trừ nguy cơ

Phục hồi sau tai biến – Hiểu đúng để giảm trừ nguy cơ

Những người sau tai biến luôn phải đối mặt với khó khăn do di chứng để lại, các kỹ năng sống đơn giản bị mất đi, ngôn ngữ và nhận thức cũng trở nên suy giảm. Việc phục hồi cho bệnh nhân tai biến là việc làm cấp thiết và quan trọng cần được thực hiện ngay sau khi người bệnh có được sức khỏe đảm bảo.

Tai biến mạch máu não – những con số ám ảnh ở Việt Nam

Tai biến mạch não hay đột quỵ là thuật ngữ chỉ các bệnh mạch máu não như thiếu máu não do xơ vữa tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não do các động mạch đó và các cục máu nghẽn tắc tại gây vỡ mạch máu tạo ra. Hậu quả là các giác quan các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu chảy máu chi phối cũng bị tổn thương, hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người mù lòa điếc, nói ngọng…

Tại Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 người mắc tai biến, trong đó 2/3 là người cao tuổi. Người cao tuổi mắc tai biến thường bị ví như “ngọn đèn trước gió” do căn bệnh này gây tỷ lệ tử vong cao và để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Cũng chính vì vậy, phục hổi sau tai biến thực sự đang trở thành nhu cầu cấp bách không thể thiếu đối với bệnh nhân tai biến để làm giảm tối đa các di chứng và sớm đưa người bệnh trở lại với cuộc sống độc lập của họ ở gia đình và cộng đổng.

Phục hồi sau tai biến có thực sự cần thiết?

Thời gian phục hồi sau tai biến cho người cao tuổi có thể dao động từ vài tuần cho đến nhiều năm, tùy thuộc vào di chứng để lại. Phục hồi sau tai biến cần được triển khai sớm bởi nếu phục hồi quá muộn sẽ dẫn đến những di chứng lâu dài như liệt, rối loạn ngôn ngữ, không kiểm soát được đại/tiểu tiện,... Trong giai đoạn này, người bệnh rất dễ bị rơi vào trầm cảm chính vì vậy gia đình và người thân đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn phục hồi đối với bệnh nhân, ngoài việc chăm sóc và giúp đỡ tập luyện còn là nguồn động viên tinh thần không thể thay thế.

Điều cần biết về phục hồi sau tai biến ở người cao tuổi

Với người cao tuổi sức khỏe và khả năng phục hồi tự nhiên bị giảm rất nhiều do tuổi tác, vì vậy việc phục hồi sau tai biến sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn tới việc cần kết hợp phục hồi cả chức năng thể chất lẫn nhận thức để đạt kết quả tốt nhất cho người bị tai biến. Việc này giúp người bệnh hợp tác tốt hơn với bác sỹ trong quá trình trị liệu và từ đó sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối đa, bao gồm:

Phục hồi chức năng thể chất:

 - Bệnh nhân sau tai biến thường gặp phải di chứng ảnh hưởng đến việc vận động đi lại, rối loạn thăng bằng, giảm hoặc mất khả năng lao động. Các di chứng liên quan đến thể chất sẽ cần sự kiên trì tập luyện của người bệnh, cụ thể với các bài tập tại nhà như mát-xa vùng cơ bị liệt, tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt, tập đứng và dồn trọng lượng lên hai chân..v..v..2 nă
ng nhận thức:
- Các bài tập phục hồi nhận thức giúp người bệnh làm quen lại với các phản xạ giao tiếp, suy nghĩ, kích thích chức năng của não bộ. Người nhà nên nói chuyện nhiều hơn với người bệnh cũng như đưa người bệnh đi dạo để kích thích phản xạ tư duy và hình ảnh. Song song với bài tập phục hồi thì việc sử dụng, bổ sung các chất phục hồi chức năng não bộ giúp cho nhận thức được cải thiện tốt hơn, đồng thời cần tránh rượuthuốc lá vì dễ bị hấp thu các hoá chất độc hại trực tiếp ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật