Sử dụng glucobay kéo dài có nguy hiểm gì hay không?
Cảnh báo: Đừng tin tưởng mù quáng vào mỹ phẩm handmade
Cách vệ sinh lưỡi cho hơi thở luôn thơm tho đơn giản dễ dàng
Nguyễn Minh Hiền (Nam Định)
Glucobay với hoạt chất acarbose với hoạt chất là một đường giả 4 phân tử được tổng hợp từ actinoplanes (vi khuẩn) bằng kỹ thuật sinh học thuốc làm chậm tiêu hoá đường bằng cách ức chế cạnh tranh men a-glucosidase ở ruột và các enzym ở ruột non có nhiệm vụ tách các đường phức. Nhờ đó, tác dụng của ăn kiêng sẽ được phát huy, lượng glucose đi vào máu sau khi ăn sẽ giảm, vì thế nồng độ glucose huyết trung bình cũng giảm. Khác với các thuốc dùng trong điều trị đái tháo đường khác, acarbose không gây hạ đường huyết nhưng có tác động chống lại tăng nhanh đường huyết sau ăn.
Acarbose có một số ưu điểm khi sử dụng: giảm sự gia tăng đường huyết; giảm lượng hemoglobin liên kết với đường; không có nguy cơ hạ đường huyết khi dùng đơn trị liệu; giảm lượng insulin phải dùng hàng ngày; giảm tình trạng tăng insulin huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2; cải thiện việc sử dụng insulin; cải thiện tình trạng chuyển hoá của bệnh nhân về lâu dài.
Bệnh nhân đái tháo đường phải tuân thủ chế độ ăn kiêng.
Vì vậy, thuốc được chỉ định: dùng kết hợp với chế độ ăn kiêng trên bệnh nhân đái tháo đường týp l và týp 2.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc có một vài tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như đầy hơi đau bụng và tiêu chảy
Do đó thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau: nhạy cảm với acarbose hoặc các thành phần khác; bệnh nhân dưới 18 tuổi; các bệnh lý ruột mạn tính có giảm tiêu hoá và giảm hấp thu nặng; phụ nữ có thai, cho con bú.
Khi đang dùng thuốc cần thận trọng khi sử dụng đường mía hoặc các thực phẩm có đường vì tăng nguy cơ gây đau bụng và tiêu chảy
Khi đang dùng phối hợp acarbose với các thuốc hạ đường huyết khác, nếu đường huyết giảm quá mức phải giảm liều các thuốc dùng kèm cho thích hợp, vì acarbose không gây hạ đường huyết.
Nếu bị cơn hạ đường huyết cấp tính phải dùng glucose để điều trị nhanh cơn hạ đường huyết.
Trong trường hợp này, nếu mẹ bạn dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn kiêng mà vẫn duy trì được đường huyết trong giới hạn bình thường thì vẫn tiếp tục theo đơn của bác sĩ, nếu có biểu hiện tăng đường huyết cần tái khám để có chỉ định điều trị cụ thể.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:06 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:02 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:09 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:06 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:05 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:03 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:03 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:07 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:01 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:03 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023