Thời điểm thích hợp để tiêm ngừa chủng thủy đậu - Các bạn tham khảo thêm nhé!
Bệnh thủy đậu thường xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ nhỏ hơn 10 tuổi.
Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt đau đầu đau cơ Một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động… sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những 'nốt rạ'.
Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt.
Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.
Thông thường thủy đậu là bệnh lành tính nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như: viêm màng não xuất huyết nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ viêm mô tế bào viêm gan… Một số trường hơp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.
Bệnh có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi nổi mụn nước cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Để tránh lây lan cho những người xung quanh, người bệnh cần nghỉ học hoặc nghỉ làm việc khoảng 1 tuần kể từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
Do đặc điểm dễ lây lan nên trường học, nhà trẻ, các cơ quan, đơn vị làm việc tập thể… là những nơi thuận lợi dễ làm bùng phát dịch thủy đậu. Hiện nay đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách tiêm chủng ngừa vắc xin
Theo khuyến cáo của Uỷ ban an toàn Tư vấn Tiêm chủng của Hoa Kỳ vào tháng 6/2007, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi nên tiêm 1 liều ngừa chủng trước. Tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn tiêm 2 liều cách nhau sau 6 tuần.
Hiện tại bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng, do đó các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi chủng ngừa ngay trước khi trẻ bị lây nhiễm trong trường học. Cách phòng bệnh (thủy đậu nói riêng và các bệnh có vắc-xin phòng ngừa nói chung), tốt nhất là cho trẻ chủng ngừa bệnh thường quy theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:06 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:03 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:05 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:03 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:04 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:00 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:06 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:02 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:05 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:08 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023