Viêm mủ nội nhãn - căn bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến mù lòa

Tôi bị đau mắt, đi khám được chẩn đoán là viêm mủ nội nhãn. Tôi nghe nói bệnh này rất nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa. Xin quý báo cho biết có đúng vậy không và dùng thuốc để chữa bệnh này như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Đăng Khoa (Hà Tĩnh)

Viêm mủ nội nhãn thường gặp ở lứa tuổi trẻ trong độ tuổi lao động. Tình trạng viêm mủ này rất nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể phá hủy các thành phần ở mắt trong tổ chức nội nhãn như võng mạc dịch kính, hắc mạc… Tác nhân gây nên bệnh này là do vi khuẩn nấm virut. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cơ hội tốt nhất để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.

Biểu hiện của viêm mủ nội nhãn có thể là đau nhức mắt, thường đau tăng lên khi vận động nhãn cầu, giảm thị lực, chảy nước mắt đau đầu đỏ mắt, sợ ánh sáng. Nếu viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn thường biểu hiện rầm rộ của một tình trạng viêm cấp tính. Bệnh nhân nhức mắt khó chịu, kích thích, đau tăng lên khi cử động mắt. Bệnh nhân nhìn mờ nhiều, có thể chỉ còn nhận thức ánh sáng hoặc không; kèm theo là dấu hiệu chói mắt cộm mắt, trẻ nhỏ thường lấy tay che mắt hoặc quay mặt vào chỗ tối.

Khi đã được chẩn đoán viêm mủ nội nhãn thì cần được tiến hành điều trị ngay thuốc điều trị bệnh này được lựa chọn là vancomycin, phối hợp với fortum tiêm mũi duy nhất. Vancomycin là kháng sinh có nguy cơ cao về các phản ứng phụ, do vậy thuốc chỉ được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và sử dụng trong bệnh viện Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc này. Fortum (ceftazidine) là một kháng sinh diệt khuẩn thuộc họ cephalosporine, được chỉ định cho điều trị nhiễm khuẩn do một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm. Khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân cũng cần được theo dõi chặt chẽ với phản ứng quá mẫn

Tiêm mũi thứ hai được đặt ra khi bệnh đáp ứng kém với điều trị, hai mũi tiêm cách nhau ít nhất 72 giờ. Mũi tiêm thứ hai thường kết hợp với dexamethasone sau khi kết quả loại trừ viêm mủ nội nhãn do nấm. Nếu do nấm, kháng sinh sử dụng tiêm nội nhãn là amphotericine B. Nếu biện pháp dùng thuốc không hiệu quả, có thể dùng biện pháp cắt bỏ khối mủ ở trong mắt (cắt dịch kính). Ngoài ra, sử dụng kháng sinh phổ rộng, kháng viêm theo đường toàn thân và tra tại mắt kết hợp với thuốc giãn đồng tử

Viêm mủ nội nhãn đang là một thách thức trong chẩn đoán và điều trị đối với các nhà nhãn khoa. Việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực đưa đến cơ hội tốt nhất để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở điều trị nhãn khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật