Viêm mủ nội nhãn là gì? Triệu chứng và phương pháp trị bệnh

Bệnh viêm mủ nội nhãn là gì?

Viêm mủ nội nhãn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm dẫn đến phá hủy các thành phần ở trong mắt như võng mạc dịch kính, hắc mạc… do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn nấm virus ký sinh trùng…

Nguyên nhân viêm mủ nội nhãn

Viêm mủ nội nhãn có thể do những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như do chấn thương, sau phẫu thuật (viêm mủ nội nhãn ngoại sinh) hoặc do các tác nhân gây bệnh từ nơi khác đến mắt theo đường máu gọi là viêm mủ nội nhãn nội sinh.

Viêm mủ nội nhãn sợ ánh sáng và đỏ mắt

Viêm mủ nội nhãn sợ ánh sáng và đỏ mắt

Triệu chứng thường gặp

Có thể đau nhức Mắt thường đau tăng lên khi vận động nhãn cầu, giảm thị lực, chảy nước mắt đau đầu đỏ mắt, sợ ánh sáng.

Nếu viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn thường biểu hiện rầm rộ của một tình trạng viêm cấp tính.

Bệnh nhân nhức mắt khó chịu, kích thích, đau tăng lên khi cử động mắt.

Bệnh nhân nhìn mờ nhiều, có thể chỉ còn nhận thức ánh sáng hoặc không; kèm theo dấu hiệu chói mắt cộm mắt, trẻ nhỏ thường lấy tay che mắt hoặc quay mặt vào chỗ tối.

Trường hợp viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn có độc lực cao hoặc bệnh nhân đến muộn, bệnh có xu hướng trở thành viêm toàn bộ nhãn cầu (viêm toàn nhãn) – tức là viêm cả tổ chức quanh mắt.

Thăm khám sẽ thấy phù mi mắt, có mủ trong nội nhãn, tăng áp lực ở trong mắt; một số bệnh nhân có thể bị sụp mi, lồi mắt. 

Điều trị viêm phủ nội nhãn

Làm xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, sau đó tiêm kháng sinh vào trong mắt ngay mà không chờ kết quả xét nghiệm kháng sinh được lựa chọn là vancomycin 1mg/0,1ml, phối hợp với fortum 2mg/ 0,1ml.

Tiêm mũi thứ hai được đặt ra khi bệnh đáp ứng tồi với điều trị, hai mũi tiêm cách nhau ít nhất 72 giờ. Mũi tiêm thứ hai thường kết hợp với dexamethasone 0 4mg sau khi kết quả loại trừ viêm mủ nội nhãn do nấm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật