Tin buồn là cho dù có rửa sạch mặt thì cũng khó hết mụn trứng cá

Các chuyên gia đã phát hiện ra nguyên nhân khiến cho một số người dù cố gắng vẫn không loại bỏ hết được mụn trứng cá.

Mặc dù trên thực tế, có đến 80% chúng ta sẽ trải qua cơn ác mộng mọc mụn trứng cátuổi dậy thì nhưng vẫn tồn tại 20% người có mặt 'nhẵn thín', chưa từng biết đến chiếc mụn trứng cá là gì

Các nhà khoa học vẫn đang đi tìm lời giải về việc này và quan trọng hơn là tìm cách để ngăn chặn sự phát triển không ngừng của mụn trứng cá ở một số người.

Với những ca mụn trứng cá nặng, các bác sĩ thường sử dụng 1 trong 2 loại thuốc kháng sinh hay thuốc điều chỉnh nội tiết tố (chẳng hạn như viên thuốc ngừa thai) hoặc isotretinoin - hay còn gọi là Roaccutane.

Tuy nhiên, chúng đều sẽ có tác dụng phụ và không sử dụng được trong thời gian dài, tối đa là 2 năm.

Mụn trứng cá thường gặp khi dậy thì (ảnh minh họa: Internet)

Mụn trứng cá thường gặp khi dậy thì (ảnh minh họa: Internet)

Nghiên cứu mới này, các chuyên gia tập trung tìm hiểu thực tế trên da mỗi người được bao phủ bởi hàng ngàn vi khuẩn nhưng vì sao có người lại không bị mụn.

Nhà nghiên cứu Richard Gallo từ Đại học California, San Diego cho biết: 'Đó là một câu hỏi lớn bởi chúng ta thường chung sống hòa bình với vô vàn vi khuẩn nhưng có những thời điểm, vi khuẩn tạo mụn và gây nhiễm trùng'.

Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sự khác biệt này. Cụ thể, Gallo và đồng nghiệp đã phát hiện 1 loại vi khuẩn vô hại thường ngụ trên da, rồi dần dần gây ra tình trạng viêm hình thành nhân mụn do bị tích dầu trên từng nang lông mặt.

Nhưng mỗi nang lông, nang tóc của mọi người không giống nhau. Đó là lý do tại sao có người không bị mụn, đơn giản là nang lông của họ không bị bít dầu, ngột ngạt như những người khác.

Tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia phát hiện ra vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes luôn tồn tại trên da chúng ta nhưng không phải lúc nào cũng tạo ra mụn.

Vi khuẩn này khi bị mắc kẹt trong môi trường không khí, dầu sẽ tạo thành axit béo kích hoạt sự viêm tế bào da lân cận, gây mụn ngứa, đỏ vùng da mụn.

Ông Holger Bruggemann, một chuyên gia về vi khuẩn da từ Đại học Aarhus ở Đan Mạch chia sẻ: 'Lần đầu tiên, chúng ta phát hiện thấy axit béo có nguồn gốc từ P. acnes hoạt động trên các tế bào da dễ gây viêm'.

Bruggemann nói thêm rằng, phát hiện mới này giúp giải thích tại sao thanh thiếu niên rất dễ bị mụn, do hormone giới tính của họ sản xuất bã nhờn nhiều, càng cung cấp cho P.acnes nhiên liệu để gây mụn.

Tin xấu là việc bạn cố gắng làm sạch mặt không phải là giải pháp để loại trừ mụn. P.acnes thật sự có lợi cho da, thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, tốt nhất là tránh để các nang lông bị nghẹt thở - điều kiện khiến cho mụn dễ bị viêm do axit béo được tăng tiết mạnh.

Các chuyên gia cho rằng, phát hiện này sẽ giúp họ tiến gần hơn trong việc tìm ra giải pháp điều trị mụn và ngăn ngừa mụn trứng cá

Nghiên cứu được công bố trên Science Inflammation.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật