Những triệu chứng của căn bệnh khó nói ở phái mạnh

Văn hóa bệnh viện không chỉ là chuyện đối xử tốt với bệnh nhân (BN) của thầy thuốc mà văn hóa còn là sự tế nhị để thông cảm và chia sẻ với BN trong những trường hợp khó nói.

Không phải cứ có bệnh là người ta tìm đến thầy thuốc Bị đau răng đau mắt đau bụng thì đến bệnh viện để chữa cho hết đau là bình thường. Thế nhưng có những bệnh mà người bệnh rất ngại đến BV dù rất mong chữa khỏi. Nhỏ như ghẻ lở hắc lào, lớn hơn là mắc bệnh lậu và phổ biến hơn là bệnh của đàn ông liên quan tới cái “dụng cụ tăng dân số” thậm chí là bệnh HIV/AIDS. Trong những trường hợp này thì thầy thuốc phải thật sự là những người bạn của BN.

Với những BN nam gặp bệnh “khó nói”, việc điều trị những ca này tốn công tốn sức và thầy thuốc không thể có thời gian nói chuyện để giải tỏa tâm lý, gợi mở khai thác bệnh sử để tìm căn nguyên bệnh. Có BN vào phòng khám gặp BS nữ là bỏ về. Gặp BS nam cũng lúng túng không biết bắt đầu kể bệnh thế nào.

Chao ôi, nếu gãy chân thì bó bột, đau răng thì hàn, nhổ các bệnh khác thì kê đơn nhưng với bệnh khó nói này còn liên quan tới cả quan hệ vợ chồng mà đối tác của BN lại không có mặt. Thậm chí, bệnh còn liên quan tới các vấn đề gia đình công ăn việc làm, áp lực và những stress của môi trường đối với cuộc sống và đời sống tình dục của người bệnh chứ không thể có công thức chung.

Những thanh niên mới lớn thấy mình có hiện tượng nào đó cũng sinh lo lắng và thật sự cũng không có hiểu biết thế nào là xuất tinh sớm rối loạn cương dương liệt dương bất lực di tinh mộng tinh hoạt tinh Thầy thuốc phải có thái độ khích lệ để BN tin tưởng mà khai, mà kể các hiện tượng để có chẩn đoán bước đầu.

Không ít BN “ngô nghê, ngớ ngẩn” về bệnh này khiến quá lo chuyện không đáng lo hoặc chủ quan với bệnh và nếu bác sĩ thiếu đồng cảm hoặc không tỏ ra sẽ giữ được bí mật của BN thì kết quả thật tai hại. Rất nhiều bác sĩ có y đức đã bền bỉ “đồng hành” cùng người bệnh, thậm chí gặp nhiều lần hoặc đưa ra những câu hỏi in sẵn trên giấy để BN kiểm nghiệm và đánh dấu hoặc trả lời theo câu hỏi. Chữa bệnh khó nói không chỉ là khám và điều trị mà thời gian khám còn như buổi học giữa một thầy một trò về lĩnh vực...bệnh khó nói!

Ngay phương pháp điều trị cũng cần có những gợi ý với những phương án khác nhau, kết quả cũng như các hệ lụy của các phương pháp điều trị cũng như thời gian và chi phí để BN tự nguyện, chọn lựa mà không áp đặt.

Tâm lý của BN đối với thầy thuốc bắt đầu từ niềm tin và với bệnh khó nói thì niềm tin càng cần hơn bao giờ hết. Trong lĩnh vực này, vấn đề tâm lý vẫn luôn là một trong các yếu tố then chốt, bất cứ điều trị cách nào thì tâm lý liệu pháp vẫn phải có và mối quan hệ một cách văn hóa không thể thiếu chứ không thể điều trị một cách máy móc bởi thầy thuốc đang giải quyết một vấn đề nhân bản.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật