Liệt kê 6 dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn về việc bé tập ăn dặm

Dựa và tháng tuổi của bé để xác định thời điểm bé có thể sẵn sàng ăn dặm chưa hẳn đã hợp lý.

Hầu hết các bé sau khi được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu có thể ăn dặm, tuy nhiên đối với mỗi em bé, thời điểm cụ thể lại khác nhau. Các tổ chức y tế hàng đầu cũng khuyên mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi quan sát thấy các dấu hiệu rõ ràng như trẻ có khả năng tự ngồi và biết nhai thức ăn hay dùng lưỡi để giữa thức ăn trong miệng. Tuy nhiên, đôi khi do dựa vào một số nguồn tin không đáng tin cậy, mẹ có thể sẽ chọn nhầm thời điểm cho bé ăn dặm Dưới đây là 6 quan niệm sai lầm mẹ thường gặp phải khi quyết định đã đến lúc cho bé ăn dặm:

Mọc răng

Nhiều bà mẹ thường nhầm tưởng khi bé mọc răng tức là đã có thể cho ăn dặm. Thực tế, thời điểm bắt đầu mọc răng ở mỗi trẻ rất khác nhau. Một số bé có thể mọc chiếc răng đầu tiên chỉ vài tháng sau sinh, tuy nhiên có bé tới khi được một tuổi mới thấy nhú chiếc răng đầu tiên. Chính vì vậy, mẹ sẽ không thể chờ tới khi bé mọc răng mới bắt đầu cho ăn dặm. Hơn nữa, thực tế bé cũng hoàn toàn có thể ăn bằng lợi.

 Nhiều bà mẹ thường nhầm tưởng khi bé mọc răng tức là đã có thể cho ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Nhiều bà mẹ thường nhầm tưởng khi bé mọc răng tức là đã có thể cho ăn dặm

Thấy trẻ có hứng thú với đồ ăn

Từ khoảng 4 tháng trở đi, một số em bé hiếu động và nhanh nhẹn đã có thể bắt đầu với tay lấy thức ăn khi mẹ đề đồ ăn gần bên cạnh bé. Một số bà mẹ cho rằng đây chính là dấu hiệu chỉ ra rõ ràng việc bé muốn ăn, tuy nhiên thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Ngược lại nếu bên cạnh việc bé với tay lấy đồ ăn, bé còn cho thức ăn vào miệng mình, có biểu hiện nhai và lưỡi có thể phối hợp để giữ thức ăn trong miệng thì đây lại là biểu hiện khá chắc chắn cho việc bé đã có thể ăn dặm. Độ tuổi thông thường để một em bé phát triển bình thường có đủ các phản xạ trên là 6 tháng. Mẹ cũng nên nhớ rằng, bé với đồ ăn ở xung quanh không có nghĩa là bé đang đói, mà đơn giản chỉ là bé tò mò hay muốn bắt chước hành động của mọi người xung quanh.

Thường xuyên tỉnh dậy vào ban đêm

Trong suốt những tháng đầu sau sinh, thời gian giữa các lần bú hay uống sữa của bé sẽ giảm dần đi đồng thời số lần thức dậy vào ban đêm thường cũng sẽ tăng lên theo. Nhiều bà mẹ vẫn luôn tin rằng bé thức dậy nhiều hơn là do bị đói, và nếu chỉ uống sữa thì sẽ không còn đủ nữa, thay vào đó cần bắt đầu ăn dặm để bé no lâu hơn và có thể ngủ lâu hơn mà không bị đánh thức dậy bởi cơn đói. Tuy nhiên quan niệm này thực ra không hoàn toàn đúng. Hơn nữa, bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm còn có thể do bị khó tiêu đau bụng do không tiêu được đồ ăn dặm.

Bé thường xuyên muốn bú thêm

Mẹ nên quan sát cẩn thận và cho bé bú một lượng sữa vừa phải mỗi ngày vì bé thường không biết chính xác khi nào mình cần ngừng bú và có thể bú quá no cũng như đòi bú tiếp khi đã bú đủ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến mẹ nghĩ rằng con mình cần ăn thêm thức ăn ngoài vì sữa mẹ đã bắt đầu không thể đáp ứng đủ.

Bé thường xuyên đòi bú hơn chưa hẳn đã là dấu hiệu có thể ăn dặm

Bé thường xuyên đòi bú hơn chưa hẳn đã là dấu hiệu có thể ăn dặm

Chọn thời điểm cho bé ăn dặm theo cảm tính

Rất nhiều bà mẹ chọn thời điểm cho con ăn dặm dựa theo cảm tính chỉ vì thấy rằng bé khỏe mạnh và phát triển tốt, thế nên hoàn toàn có đủ khả năng để tiêu hóa các loại thức ăn đa dạng hơn ngoài sữa. Tuy nhiên thực tế cảm tính của mẹ chắc chắn cũng chưa hẳn chính xác.

Khi bé đạt mức cân nặng nhất định

Không ít các bà mẹ còn quyết định cho con tập ăn dặm khi thấy bé tăng cân đến một cân nặng nhất định nào đó mà họ thường cho rằng đến lúc ăn dặm được. Lý do là bởi mẹ nghĩ rằng con mình đã lớn và lớn hơn các bé cùng độ tuổi nên cần nhiều thức ăn hơn ngoài sữa mẹ Mẹ nên lưu ý rằng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không cần lượng thức ăn nhiều hơn khi chúng ở độ tuổi từ 1 – 6 tháng tuổi. Thêm vào đó, sữa mẹ có chứa nhiều calo và dưỡng chất hơn thức ăn ngoài, thế nên thức ăn ngoài khó có thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ khi trẻ chưa qua 6 tháng tuổi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật