Trẻ bú bình sau 2 tuổi khiến răng bị xấu, bạn có biết không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, răng sữa ảnh hưởng tới phát âm, giúp răng vĩnh viễn mọc đúng và đều.

1. Thời điểm mọc răng

Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới đầu tiên, sớm nhất là khi 4 - 5 tháng tuổi và thường là lúc trẻ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, cũng có trường hợp trẻ 11 tháng tuổi mới mọc răng. Thời điểm mọc răng không liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng hay IQ của trẻ. Thứ tự răng mọc lần lượt như sau:

- Trẻ 6-12 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa giữa của hai hàm.

- Trẻ 9-16 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa bên.

- Trẻ 13-19 tháng tuổi: Mọc 4 răng cối thứ I.

- Trẻ 16-23 tháng tuổi: Mọc 4 răng nanh.

- Trẻ 23-33 tháng tuổi: Mọc bốn răng cối thứ II.

Thứ tự mọc răng của trẻ

Thứ tự mọc răng của trẻ

2. Chăm sóc răng sữa

Việc chăm sóc răng sữa rất quan trọng. Vì vậy, nếu răng sữa của bé đã 'yếu' thì cũng sẽ ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn Ngoài chức năng ăn nhai, răng sữa có vai trò trong phát âm, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng, mọc đều, giúp phát triển khung xương hàm. Răng sữa nhiễm trùng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng mô quanh răng. Việc chăm sóc răng sữa cần thực hiện khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên.

Bố mẹ có thể dùng băng gạc thấm nước muối sinh lý bàn chả nhỏ với kem đánh răng để làm sạch răng cho bé. Trẻ lớn hơn có thể dùng kem đánh răng nhưng bố mẹ lưu ý đừng để trẻ nuốt kem và nên đánh răng sau bữa ăn. Khi trẻ đã mọc răng, bố mẹ cần cho trẻ tráng miệng bằng nước sạch sau cữ bú đêm và hạn chế các thức ăn ngọt, chú ý bổ sung nhiều trái cây rau xanh để đầy đủ khoáng chất.

Một số phụ huynh vẫn để trẻ giữ thói quen ngậm bình bú sau 3 tuổi vì sợ bé quấy khóc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt cho trẻ em việc ngậm, bú vình càng lâu càng ảnh hưởng đến răng, gây xấu răng cửa và sâu răng Trẻ từ 2 tuổi trở đi không nên ngậm bình bú. Trẻ bú mẹ là tốt nhất và khi trẻ lớn hơn thì nên tập cho trẻ uống nước uống sữa bằng ly (cốc).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật