Cách chăm sóc răng cho bé từ khi bắt đầu mọc răng

Hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Hàm răng đầu tiên, hay còn gọi là “răng sữa”, phải mọc đầy đủ khi bé được ba tuổi. Thông thường, những chiếc răng cửa ở hàm dưới mọc trước, sau đó là những chiếc răng cửa ở hàm trên. Hàm răng sữa của bé phải có tổng cộng 20 chiếc.

 Lúc đầu răng sữa chưa mọc đầy đủ và dễ bị sâu. Vì vậy, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần bắt đầu sớm chăm sóc răng cho bé Mọc răng

Những dấu hiệu khi bé mọc răng:

Càng ngày càng cáu gắt; Cho đồ vật hoặc ngón tay vào miệng và cắn; Chảy nhiều nước bọt; Bé ăn không ngon miệng hoặc khó tính khi chọn thức ăn; Sưng lợi; Sưng hoặc đỏ má gần chỗ sưng lợi; Bồn chồn khó chịu; ...Mặc dù nhiều bé không gặp vấn đề gì về răng, nhưng việc mọc răng có thể gây cho bé cảm giác khó chịu, hay bứt rứt và cáu gắt. Cũng có thể bé không muốn ăn.

Răng của bé thực sự khoẻ mạnh và việc chăm sóc răng miệng tốt là những vấn đề rất quan trọng bởi răng khoẻ mạnh sẽ giúp ăn uống tốt và học nói sẽ dễ dàng hơn. Răng khoẻ mạnh khi bé còn nhỏ hướng sự phát triển của hàm răng sau này mọc đúng vị trí.

Việc mọc răng không phải là nguyên nhân gây ra sốt. Nếu bé bị sốt hoặc tiêu chảy khi mọc răng, hãy chữa trị đúng cách nếu bạn có thể.

Hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng khi bé khoảng 6 tháng tuổi

Hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng khi bé khoảng 6 tháng tuổi

Sâu răng và phòng chống sâu răng

Những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sâu răng đó là những loại thực phẩm bé ăn, mức độ và thời gian những loại thực phẩm đó bám trên răng hoặc trong miệng của bé.

Sâu răng do vi khuẩn bám trên răng gây ra. Loại vi khuẩn này lấy tinh bột và đường từ các loại thực phẩm còn bám lại trên răng để tạo ra axit phá hoại men răng và gây ra sâu răng Nước trái cây, trà có đường, các loại nước có ga sữa mẹ sữa bò và những loại thực phẩm có đường đều có thể gây sâu răng nếu chúng còn bám lại trên răng trong thời gian dài.

Răng của bé có thể bắt đầu bị sâu từ khi chiếc răng đầu tiên mọc. Sâu răng xuất hiện dọc theo hàm răng, bắt đầu từ phía sau của những chiếc răng cửa hàm trên, đây là vị trí khó thấy nhất. Sâu răng lan rộng ra phía trước của những chiếc răng này và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng của bé.

Răng của bé có nguy cơ bị sâu nếu bé vẫn tiếp tục ngậm các loại nước khác ngoài nước lọc, đặc biệt trong thời gian bé ngủ. Khoảng từ sáu đến chín tháng tuổi là thời gian thích hợp cho bé sử dụng ly uống nước Vào độ tuổi này, răng sữa của bé cũng bắt đầu xuất hiện, vì vậy vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày là cần thiết để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn còn bám trên răng.

Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt cho bé bao gồm việc đánh răng và vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng việc sử dụng khăn mặt ướt và bàn chải đánh răng mềm. Vệ sinh và kiểm tra răng miệng cho bé một cách đều đặn có thể giúp bé không cảm thấy khó chịu khi mọc răng và phòng chống sâu răng Một khi răng bé đã mọc, điều quan trọng là tạo cho bé thói quen đánh răng hai lần một ngày. Khi đánh răng cho bé, sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày, vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và vào buổi tối trước khi bé đi ngủ.

Khi mới bắt đầu, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluoride và tăng dần lượng kem đánh răng trên bàn chải mềm của bé. Nên chải nhẹ nhàng lên lưỡi của bé để loại bỏ vi khuẩn hình thành trên lưỡi. Cha mẹ nên đánh răng cho bé cho đến khi bé có thể tự làm lấy. Đánh răng cho bé còn giúp cha mẹ có thể kiểm tra bất kỳ những thay đổi nào xảy ra đối với hàm răng của bé, bao gồm răng mới mọc, bựa răng, những vết răng sâu.

Fluoride là gì?

Theo Hiệp hội Y tế và Nha khoa Canada, và các chuyên gia răng miệng Anh quốc và Colombia, việc sử dụng fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng cho tất cả mọi người ở tất cả các lứa tuổi.

Fluoride là một chất đã được chứng minh, có hiệu quả và ít tốn kém nhất trong việc ngăn ngừa các lỗ hổng trong răng. Fluoride được bổ sung vào hầu hết các nhãn hiệu kem đánh răng và được tìm thấy trong một số nguồn cung cấp nước. Khi fluoride tiếp xúc với bề mặt răng, nó giúp cho men răng khoẻ hơn và có khả năng chống chịu sâu răng hơn. Đó chính là lý do tại sao sử dụng kem đánh răng chứa fluoride hai lần một ngày lại có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng và giúp cho răng bé luôn sạch sẽ. Đối với một số trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn cần thêm lượng fluoride bổ sung hoặc tăng số lần đánh răng trong ngày.

Hãy cho bé ăn uống hợp lý

Hãy cho bé ăn uống hợp lý

Núm vú giả

Bé thường được ngậm núm vú giả trong khoảng thời gian ngủ hoặc đã ăn xong nhưng vẫn còn muốn bú. Nếu bạn cho bé sử dụng núm vú giả, hãy chú ý những điều sau đây:

Đảm bảo rằng bé đã có thói quen bú sữa mẹ; Chọn loại núm vú có kích cỡ phù hợp với miệng bé; Thường xuyên kiểm tra đầu núm vú; nếu dính, rạn hoặc rách, hãy bỏ đi; Rửa núm vú giả bằng nước. Bé có thể bị nhiễm các loại vi trùng gây sâu răng nếu bạn sử dụng miệng của mình để vệ sinh núm vú giả; Núm vú giả nhúng vào mật ong hoặc các chất có đường khác có thể gây sâu răng.

Không nên sử dụng núm vú giả cho bé đã biết đi. Các bậc phụ huynh nên bắt đầu “ngừng” cho bé sử dụng núm vú giả càng sớm càng tốt. Không nên sử dụng núm vú giả một khi tất cả răng sữa của bé đã mọc, thường khi bé khoảng ba tuổi. Việc sử dụng thường xuyên núm vú giả sau độ tuổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cố gắng hạn chế sử dụng núm vú giả trong khoảng thời gian bé ngủ hoặc lúc bé buồn và cần an ủi.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật