Cẩn thận khi dùng tampon nếu không muốn hậu quả kinh khủng này xảy ra

Làm phụ nữ, mấy ngày khổ sở nhất là mấy ngày 'đèn đỏ'.

Thế nhưng, ít người biết rằng họ có thể mắc một hội chứng nhiễm độc cực kỳ nguy hiểm, gây hoại tử từ việc sử dụng băng vệ sinh và tampon bẩn.

Vào một ngày bình thường năm 2012, Lauren Wasser thức dậy trên giường bệnh với một trạng trái hoàn toàn không bình thường. Cô không di chuyển nổi khi cơ thể đột nhiên nặng thêm 80 pound (khoảng 56 kg) vì sức nặng của dung dịch được truyền vào giúp thải độc tố

Có tiếng người nói chuyện, và cô nghe loáng thoáng chuyện mình sắp mất chân phải vì bị hoại tử.

Vào giây phút ấy, thế giới của cô gái người mẫu 24 tuổi này gần như sụp đổ. Cô đã nghĩ rằng cô không còn có thể chơi được môn thể thao mình thích nữa. Không những thế, cô còn phải đối mặt với cơn đau đớn khủng khiếp mỗi ngày.

'Tôi thức dậy sau khi chân bị cắt bỏ, và tôi bắt đầu ý thức được tất cả những gì đã xảy ra trong 24 tiếng trước,' - Wasser nói.

'Tôi la hét như điên dại - Ý là, mọi chuyện rất khủng khiếp. Tôi cảm thấy khổ sở. Tôi đã cảm thấy thù ghét tất cả mọi người. Tôi ghét mọi thứ. Tôi ghét bản thân mình.'

Tất cả mọi nỗi đau này chỉ bắt đầu từ một ngày 'đèn đỏ' bình thường. Wasser bị Hội chứng sốc nhiễm độc (tên tiếng anh là Toxic shock syndrome) từ một chủng tụ cầu có tên là Staphylococcus (hay ngắn gọn là Staph) khi sử dụng băng vệ sinh dạng ống (tampon).

TSS có thường gặp không?

Theo thông tin từ Mayo Clinic cho thấy, một trong những lý do chính gây nên Toxic shock syndrome (TSS) là việc sử dụng các loại tampon siêu thấm rất thịnh hành hiện nay. TSS thực chất được tìm ra trên trẻ em vào năm 1978, nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến vào những năm 1980 hay 1990, khi lượng người mắc TSS tăng đột biến vì sử dụng tampon.

TSS có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, bất kể độ tuổi và giới tính

Tuy nhiên, không phải ai bị phơi nhiễm cũng lâm vào tình trạng nguy hiểm, vì hầu hết tất cả chúng ta đều có kháng thể chống lại độc tố.

Ở Mỹ, trung bình từ năm 2004 đến 2014 có khoảng 0,3 đến 0,5 trên 1 triệu người mắc phải TSS. Ở Anh là tầm 0,7 mỗi 1 triệu người (số liệu năm 2012).

Giáo sư Peter Collingnon, một chuyên viên về Bệnh Nhiễm Trùng và nhà siêu sinh vật học ở Bệnh Viện Canberra đã nói rằng, gần đây, nhiều nhà sản xuất đã thu hồi một số loại tampon ra khỏi thị trường, và số lượng người bị mắc TSS ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt đã giảm đi đáng kể.

Nhưng không phải vì vậy mà nó không nguy hiểm. Một số trường hợp có thể bị hoại tử, và cách duy nhất để bảo toàn tính mạng là cưa hoặc cắt bỏ khu vực nhiễm độc.

Các bước điều trị thông thường bao gồm việc lấy băng bông hay tampon ra khỏi khu vực bị nhiễm khuẩn và làm khô ráo vết thương. Sau đó, là việc điều trị kháng sinh penicillinclindamycin dài ngày để diệt khuẩn, nhằm mục đích giảm độc tố trong cơ thể.

Tuy nhiên, kháng sinh không phải là thuốc đặc trị TSS vì vấn đề nằm ở độc tố cơ thể tạo ra, chứ không phải do vi khuẩn Kháng sinh chỉ được sử dụng để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn

Lời khuyên khi sử dụng tampon

Cách sử dụng tampon đúng đắn nhất là không nên gỡ tampon ra khỏi bao bì cho đến khi dùng. Đồng thời, cũng cần phải rửa tay thật sạch trước khi nhét tampon vào âm đạo, và sử dụng tampon càng ít độ thẩm thấu càng tốt.

Tại Mỹ, FDA đã đề nghị các nhà sản xuất ghi chú khuyến cáo cho người dùng thay tampon trong vòng 8 tiếng hoặc sớm hơn, nhưng rất nhiều chuyên viên sức khỏe khuyên rằng tốt nhất nên thay tampon và băng vệ sinh trong khoảng từ 4-8 tiếng. FDA đặc biệt khuyến cáo không nên sử dụng tampon qua đêm.

Quan trọng nhất là không nên chờ quá 8 tiếng để thay tampon hay băng vệ sinh. Nếu lỡ có quên, hãy dùng điện thoại để đặt chế độ nhắc nhở vì sức khỏe của bạn. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật