Dậy thì muộn có đáng lo? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn. Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm, con gái thường bắt đầu từ 10-13 tuổi, con trai thường 11-14 tuổi.

Quá trình này được coi là muộn nếu chưa bắt đầu ở tuổi 15 (đối với em gái) và tuổi 17 (đối với em trai).

Dậy thì muộn có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: di truyền bệnh mạn tính vấn đề về tuyến yên tuyến giáp chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý…

Nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới khi thấy trẻ dậy thì muộn là do gene di truyền, khi trong gia đình có bố mẹ, cô dì chú, bác anh em, chị em hoặc anh em họ (gần) chậm dậy thì. Với trường hợp này thì không cần biện pháp can thiệp. Trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản

Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên hoặc tuyến giáp - các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể gặp vấn đề.

Trường hợp dậy thì muộn đáng lo ngại nhất là do có nhiễm sắc thể bất thường, khiến ADN “lập trình” kế hoạch phát triển của cơ thể cũng trục trặc. Hội chứng Turner là một ví dụ của một rối loạn nhiễm sắc thể Nó xảy ra khi một trong hai nhiễm sắc thể X của con gái bất thường hoặc bị mất. Điều này khiến sự phát triển của buồng trứng và sản xuất hormon cũng không bình thường. Với nam giới mắc hội chứng Klinefelter khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Tình trạng này có thể làm chậm phát triển giới tính

Trẻ mắc một số bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì  như: đái tháo đường bệnh thận hoặc hen suyễn Những bệnh này có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố gây dậy thì muộn Một người bị suy dinh dưỡng cũng có thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Trường hợp ăn không đủ bữa biếng ăn rối loạn ăn uống hay áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển với tốc độ bình thường.

Về cơ bản thì dậy thì muộn không ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nhưng lại dễ ảnh hưởng tâm lý. Thiếu niên thường cảm thấy mặc cảm, tự ti khi thấy mình trẻ con hơn so với các bạn. Có người còn có cảm giác hoang mang vì sợ mình “không bình thường”, thậm chí là bị trầm cảm Vì vậy, khi có dấu hiệu dậy thì muộn, nên đi khám để được tư vấn và điều trị, tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật