6 nguyên tắc khi tắm, ngủ, chơi giúp bé luôn khỏe mạnh mẹ nào cũng cần biết

Các mẹ nên áp dụng một số nguyên tắc vàng trong khi tắm, khi ngủ và chơi để giúp con mình luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Tắm cho bé

Em bé của bạn không cần phải tắm mỗi ngày (2-3 lần/tuần là tốt nhất). Những ngày không tắm, bạn cần vệ sinh mặt, cổ, bàn tay, chân, khu vực quấn tã cho con.

Đối với trẻ dưới 3 tháng tắm trước 10h - dưới 6 tháng tắm trước 12h - dưới 1 tuổi tắm trước 15h. dưới 3 tuổi tắm trước 17h dưới 5 tuổi tắm trước 17h30. Tắm muộn hơn rất dễ bị sổ mũi cảm ho

Hãy lau khô người cho bé, nhất là ở những nếp gấp trước khi bạn đóng tã và mặc quần áo cho con.

Lười ăn, hay nôn chớ

Bạn nên nấu bột/cháo có đủ 4 nhóm chất cho bé ăn để bé được cung cấp dưỡng chất đầy đủ và tập cho bé cảm nhận được hương vị của các món ăn thông thường.

Nôn trớ thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn nên cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bé cho hợp lý. Nếu bé nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa bé đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Ngoài ra có thể áp dụng mẹo sau để khắc phục tình trạng này cho bé. Sáng ngủ dậy dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho nóng thắt lưng bé lên. Làm không quá 5 ngày. nếu vẫn lười ăn nghỉ 5 ngày sau mới được làm tiếp 5 ngày. Ấm chân thận lên khỏe và ăn tốt ngay, ngủ ngon và sâu giấc. Ngoài 20 tuổi (240 tháng) làm không tác dụng.

Có hiện tượng hắt hơi sổ mũi

Dùng dầu nóng và 2 ngón tay cái day bấm 2 gan bàn chân từ dưới lên, làm đi làm lại mỗi chân 15 giây rồi đổi qua chân bên kia, mỗi chân lần lượt 3 lần, bấm mạnh vào huyệt dũng tuyền rồi đi tất dày vào trước khi đi ngủ. Ngày ngủ 2 lần thì làm cả 2 lần, Làm sớm thì khỏi ngay, không khỏi là bị ngấm sâu rồi nhưng vẫn nên làm, kết hợp uống thuốc

Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.

Sau khi dậy, nằm tối thiểu trên gìường 15 phút mới được tháo khẩu trang ngồi hoặc ra khỏi giường. Mục đích quen dần với không khí bên ngoài thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ và phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết. Việc đeo khẩu trang sẽ bị bé rứt ra vì vướng vứu. Vì vậy phải bàn bạc với bé, nguyên nhân lý do phải làm để trở thành siêu nhân,người nhện, anh hùng rô-bốt để bé hợp tác tốt.

Ho

Các mẹ có thể áp dụng cách trị hắt hơi sổ mũi trên hoặc một số bài thuốc dân gian dưới đây:

Bài thuốc với gừng chú ý trong lượng 100ml cho người 60kg bé 10kg thì giảm tương ứng.

Tỏi mật ong: Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào cái chén cho 1,5 thìa mật ong vào, hấp cách thủy để sôi nhỏ lửa 20 phút. chia 4 lần nếu trẻ dưới 20kg chia 3 lần nếu 30kg. Lớn thì chia 2 lần. Người lớn mỗi lần 1 củ. ngày uống 4 lần, trước khi uống lại làm nóng ấm lên.

Lá bàng: 2 - 3 lá bàng + 150ml nước lọc + 1 chút muối xay nát lọc lấy nước, ngày súc miệng 3 - 4 lần, súc miệng thật kỹ, trẻ nhỏ thì cho uống 1 thìa nhỏ. có thể pha loãng ra và thêm đường.

Có thể làm một trong các cách trên đừng làm tất cả các bài. không được mới làm bài khác.

Ra mồ hôi trộm

Nếu bị ra mồi hôi trộm có thể sử dụng mỗi lần 300 - 400g trùng trục luộc lấy nước và ruột nấu cháo. Nên hầm tương đối kỹ với mấy lát gừng và mắm muối như bình thường. Nên cho bé ăn 3 lần cách ngày là khỏi.

Các mẹ nên lưu ý giữ cơ thể bé thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây, rau má, cải bẹ). Cho bé ở và ngủ trong phòng thoáng mát, chơi đùa dưới bóng râm và tắm rửa sạch sẽ hằng ngày.

Viêm da cơ địa, da bị nẻ, mốc, khô

Hằng ngày mẹ nên ngâm tắm nước muối cho bé. Mẹ có thể tắm cho bé bằng sữa tắm trước rồi cho bé ngâm trong chậu nước muối loãng khoảng 15 – 30 phút. Sau đó không tráng lại nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật