7 định kiến sai lầm về chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý!

Thiếu hiểu biết về trẻ sơ sinh làm kìm hãm kĩ năng xã hội của trẻ. Nguy hiểm hơn là khi người lớn tin và áp dụng những lần tưởng đó.

Lầm tưởng 1: Cô lập không gây hại gì cho bé

Quan điểm này cho rằng, nếu bạn không nhìn con thường xuyên, sẽ không có gì xấu xảy ra. Điều này hoàn toàn sai. Động vật sơ sinh có vú, cũng giống như con người, cần được chăm sóc 24/7 cho đến khi chính chúng tự di chuyển. Trẻ cũng vậy.

Có rất nhiều nghiên cứu (cũng như quan sát) về động vật sơ sinh có vú khi bị bỏ lại một mình.

Nghiên cứu ở loài chuột mới sinh cho thấy những con chuột bị chuột mẹ tách đàn có những vấn đề về rối loạn điều hòa trong hệ thống sinh lý như nhịp thở, nhịp tim hoóc-môn. Chuột con cũng tăng trưởng chậm lại khi bị tách khỏi mẹ.

Ở người, chúng ta không thể làm thí nghiệm nhưng có thể thấy rằng nếu trẻ bị bỏ mặc trong giai đoạn đầu phát triển não bộ, trí não sẽ phát triển chậm, quá trình giao tiếp của trẻ không tiến triển kịp thời điểm.

Lầm tưởng 2: Trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng không gây hại gì

Căng thẳng kéo dài phá hủy các mô ở động vật có vú, làm suy giảm chức năng nội tạngsức khỏe Nghiên cứu ở loài chuột con cho thấy, bị cô lập khiến chuột có những rối loạn phản ứng căng thẳng và hoạt động của gen kiểm soát lo âu bị phá hủy. Hệ quả đối với con người còn lớn hơn nhiều. Bỏ mặc trẻ khóc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tâm lý.

Lầm tưởng 3: Trẻ không nhất thiết cần người chăm sóc vào ban đêm

Trẻ học cách tự điều chỉnh khi có người chăm sóc chúng bên cạnh. Bỏ mặc trẻ một mình có thể làm rối loạn điều tiết tăng trưởng ở các mức độ khác nhau. Nếu không có người lớn ở bên, hệ thống tự điều tiết của trẻ có thể không phát triển đúng mức và có thể bị suy yếu. Nghiên cứu cho thấy sự chăm sóc, vỗ về trẻ vô cùng quan trọng để trẻ tự điều tiết bản thân.

Lầm tưởng 4: Trẻ em phải được dạy sống độc lập

Phải mất vài tháng để bộ não trẻ sơ sinh hiểu được rằng một sự vật dù không hiện ra trước mắt nhưng nó vẫn tồn tại. Với trẻ, khi cha mẹ không có mặt, trẻ không có cảm nhận họ ở gần đó. Với chúng, 'khuất mắt trông coi' nghĩa là không có cảm xúc.

Trẻ sơ sinh không cảm nhận gì trừ khi người đó đứng trước mặt trẻ. Vì vậy, khi bị bỏ mặc, trẻ có những phản ứng căng thẳng là điều bình thường. Trẻ không thể di chuyển, và chúng có cảm giác đang bị mắc kẹt khi tìm sự trợ giúp.

Nếu phản ứng căng thẳng diễn ra quá lâu, bé phải kìm hãm sự phát triển để phản ứng lại cảm giác sợ hãi. Nó biến thành một phản ứng đông cứng để tự bảo vệ bản thân, kìm hãm việc sử dụng năng lượng và tăng trưởng ở trẻ, có thể bị giảm trương lực. Người lớn hoàn toàn sai lầm khi cho rằng điều này tốt. Nếu căng thẳng quá nhiều sẽ hình thành tính cách sợ hãi ở trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏetinh thần

Lầm tưởng 5: Trẻ ngoan sẽ ngủ ngon lành suốt đêm

Không một ai, thậm chí kể cả người lớn sẽ ngủ một đêm ngon giấc từ đêm đến sáng. Người lớn thường không nhận ra họ thỉnh thoảng vẫn thức giấc trong khi ngủ. Chỉ là chúng ta không hoảng sợ như trẻ mà thôi.

Trẻ đang phát triển rất nhanh, hàng ngàn synap thần kinh được tạo ra thêm lần nữa, tại sao chúng ta lại cản trở sự phát triển tự nhiên này? Trẻ cần được bảo vệ như khi còn nằm trong bụng mẹ cho tới 9-18 tháng tuổi. Khi trẻ thức dậy, trẻ cần được cảm thấy an toàn. Nếu trẻ lâm vào trạng thái hoảng loạn, chúng sẽ phát triển chậm lại. Áp dụng lầm tưởng này sẽ làm suy giảm trí thông minh cảm xúc ở trẻ.

Lầm tưởng 6: Khi bé ngừng khóc, bé đã ổn

Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ không hề ổn khi chúng nín khóc. Trẻ không thể báo hiệu điều gì về nhu cầu bản thân nếu người lớn thờ ơ với chúng. Như bị cô lập, khi khóc, khả năng tăng trưởng và phát triển ở trẻ giảm đi vì lúc này, căng thẳng gây hại cho hệ thống não bộ, cơ thể và tinh thần.

Lầm tưởng 7: Tạo thói quen ngủ có tác dụng lâu dài trong sự tăng trưởng của bé

Hầu hết các nghiên cứu đều không chắc chắn liệu việc tạo thói quen ngủ cho bé có hiệu quả trong việc giúp trẻ nín khóc để cha mẹ có được giấc ngủ ngon hơn hay không. Các nhà khoa học không chắc rằng việc tạo thói quen ngủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Vì vậy, không thể đánh giá một cách chính xác trẻ thực sự trải qua điều gì.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật