8 dấu hiệu mẹ bầu phải kiểm soát tăng cân ngay lập tức
Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ mẹ bầu đang tăng cân rất nhanh trong thai kỳ:
Không nhìn/ chạm được ngón chân của mình
Đây là dấu hiệu thường thấy xảy ra ở quý 2 của thai kì. Thai phụ cũng không thể cúi xuống để sờ hay chạm vào ngón chân của mình. Thậm chí, thay vì ngồi, thai phụ cũng phải đứng thường xuyên hơn.
Ngồi xuống để mặc đồ lót
Vì thai phụ không thể cúi người xuống nên họ cần ngồi ổn định tại một chỗ trước khi mặc đồ. (Tương tự như khi mặc quần hay các loại đồ che phần thân dưới khác). Nếu vẫn thấy khó khăn, thai phụ nên nhờ người thân giúp đỡ.
Chọn đồ cũng là một nỗi buồn
Những ngày đầu của thai kì, chúng ta thường bỏ quên đi vòng 2 đang lớn dần lên mà vẫn diện cho mình những bộ cánh thường ngày có chất liệu mềm hay dáng suông khi đi làm hoặc dạo phố. Tuy nhiên, khi bụng bầu lộ dần, nhiều thai phụ bắt đầu lao đao chọn cho mình những bộ đầm thoải mái nhất, những loại quần dễ chịu nhất. Khổ tâm hơn, đống đồ trên lại bị vứt xó ngay sau khi bé con của họ chào đời.
Dáng đi giống chim cánh cụt/ vịt
Bắt đầu từ quý hai của thai kỳ trọng lượng của cơ thể tập trung chủ yếu ở vùng bụng. Vì thế, thai phụ cần điều chỉnh dáng đi sao cho dễ dàng di chuyển nhất. Điều này cũng lí giải lí do vì sao thai phụ không nên đi giầy cao khi mang bầu. Đặc biệt, bụng bầu càng to tăng cân càng nhiều, thai phụ càng khó khăn khi đi lại.
Cần chỗ ngồi rộng hơn bình thường
Chỗ ngồi càng rộng thì thai phụ càng thoải mái. Đối với những trường hợp di chuyển bằng ô tô, thai phụ nên ngồi ghế sau để thuận tiện duỗi tay/ chân khi mỏi.
Đi đâu cũng được hỏi 'Sắp sinh à?'
Việc tăng cân nhanh khiến bụng bầu cũng sẽ to hơn tuổi thai và nhìn mẹ bầu nặng nề hơn. Đây chính là lý do bạn sẽ thường xuyên bắt gặp câu hỏi: 'Bạn sắp sinh à?'
Sợ mắc bệnh tiểu đường
Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều thai phụ. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên đi gặp chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, chứng tỏ, bạn cần điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng của mình tiểu đường là tình trạng máu chứa quá lượng đường quy định, dẫn đến những biến chứng khi sinh và cho cả thai nhi sau này. Nếu bạn mắc phải các dấu hiệu trên, bạn cần cắt giảm đồ ngọt và thức ăn chứa tinh bột và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đặt lịch mổ
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đẻ mổ nếu thấy thai nhi quá to. Để tráng những rủi ro khi lâm bồn, bạn nên lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ và kiêng cữ cẩn thận để tráng những biến chứng nguy hiểm sau này.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:08 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:00 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:00 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:03 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:01 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:04 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:07 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:09 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:08 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:05 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023