Mua thuốc cho trẻ chỉ bằng tả triệu chứng: Quá nguy hiểm
Không nắm chắc kiến thức bệnh lý, chủ quan, đưa ra quyết định dựa trên cảm quan, tự ý chữa bệnh cho con, dùng lại đơn thuốc của lần ốm trước… là những việc cha mẹ làm dễ khiến bệnh tình của trẻ trở nên nguy hiểm hơn.
Chăm sóc không đúng cách khiến trẻ dễ bị ốm hơn
Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và thường rất nhạy cảm với những thay đổi khó lường của thời tiết, nhiệt độ ngoài trời. Môi trường nhiệt độ thấp, lạnh ẩm thất thường là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn vi-rút khu trú trong cơ thể bùng phát, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp tiêu hóa truyền nhiễm.
Việc chăm sóc trẻ chưa đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm. Nhiều gia đình bao bọc giữ gìn trẻ quá mức, không thường xuyên đưa trẻ ra ngoài chơi, giữ trẻ trong phòng điều hòa máy sưởi nhiều, cho trẻ mặc quá ấm, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi, vệ sinh chưa hợp lý… cũng khiến sức đề kháng của trẻ kém và dễ mắc bệnh hơn.
Nhiều bệnh có triệu chứng giống nhau dễ gây nhầm lẫn
Các bệnh đường hô hấp có nhiều triệu chứng chung như ho sốt viêm họng có đờm quấy khóc, thở khó khăn, hơi thở rít… nên việc khám xét thực thể một cách thận trọng, kỹ lưỡng với các kỹ thuật soi, sờ nắn, gõ nhẹ, nghe… sẽ đạt chẩn đoán chính xác hơn so với việc chỉ nhìn biểu hiện, triệu chứng để đưa ra kết luận.
Những dấu hiệu thực thể phát hiện được là chìa khóa giúp quyết định những điều phân vân thường gặp trong chẩn đoán. Chính vì vậy, các dấu hiệu bệnh cần được bác sĩ đánh giá một cách chính xác và kê đơn thuốc. Nhiều cha mẹ chỉ đơn giản dựa vào một số triệu chứng điển hình đã vội kết luận bệnh cho con mà nhiều khi không biết rằng trẻ đã mắc loại bệnh khác với các triệu chứng tương tự bệnh cũ mà thôi.
Tâm lý tự ý chữa bệnh cho con bằng đơn thuốc cũ
Nhiều cha mẹ tự tin với kiến thức liên quan đến sức khỏe phương pháp chăm sóc sức khỏe biện pháp điều trị qua các kênh truyền thông như báo chí, sách chuyên môn, hội nhóm. Hay có gia đình thì do điều kiện kinh tế khó khăn, không đủ tiền đưa con đi khám và mua thuốc. Chưa kể có cha mẹ sốt ruột muốn con nhanh khỏi bệnh nên tự ý điều chỉnh liều thuốc.
Ngoài ra, do khu vực sinh sống cách xa các cơ sở khám chữa bệnh, giao thông đi lại không thuận tiện mà thời gian chờ khám thì lâu, nhiều nơi còn thiếu các bác sĩ có chuyên môn tốt.
Ở nước ta hiện nay, hiện trạng cha mẹ tự ý chữa bệnh cho con mà không tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ khá phổ biến. Nhiều ông bố bà mẹ khi có con ốm đã tự chẩn đoán bệnh và tự ý dùng thuốc cho trẻ, dùng đơn thuốc cũ của lần khám trước, tự điều chỉnh thuốc, ra hiệu thuốc mô tả bệnh để dược sĩ bán thuốc cho, lạm dụng thuốc kháng sinh… Việc làm này rất nguy hiểm bởi có thể để lại hậu quả đáng tiếc tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Gây ra những hậu quả khó lường
Dùng thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh khiến bệnh không thuyên giảm mà còn dễ bị biến chứng sang bệnh khác nguy hiểm hơn.
Tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc không phù hợp với cân nặng của trẻ sẽ dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, trẻ dễ bị nhờn thuốc do nguyên nhân gây bệnh trơ lì với thuốc sử dụng. Việc này gây khó khăn cho việc điều trị và nếu nặng hơn trẻ có thể bị tai biến do thuốc.
Nguy hiểm hơn, việc sử dụng sai và lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc ngày càng cao làm tăng gánh nặng bệnh, tốn kém kinh tế do chi phí chữa bệnh tăng và thời gian điều trị bị kéo dài. Trẻ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất từ việc kháng kháng sinh có thể dẫn đến suy tủy rối loạn chuyển hóa hay chậm phát triển.
Để tránh và giảm thiểu các nguy cơ gây hại đối với sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên:
- Phòng tránh bệnh cho trẻ với các biện pháp đảm bảo dinh dưỡng để trẻ có cơ thể khỏe mạnh sức đề kháng tốt, giữ ấm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ hoạt động và ra ngoài trời nhiều hơn để giúp trẻ làm quen dần dần với những thay đổi môi trường khí hậu. Đảm bảo không gian sinh hoạt học tập thoáng mát, sạch sẽ cho trẻ.
- Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đúng độ tuổi, không bỏ sót hay quên tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào.
- Khi trẻ bị ốm nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, không dùng lại đơn thuốc cũ hay tự tăng giảm liều dùng thuốc
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:05 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:05 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:05 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:05 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:00 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:08 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:02 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:07 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:06 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:00 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023