Tổng quan bệnh mụn trứng cá, các nàng tham khảo nhé

Trứng cá là những nốt mụn nhỏ thường xuất hiện trên da mặt, cổ, lưng hoặc vai.

Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương đa dạng như  nhân, sẩn mụn mủ cục, nang trứng cá. Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo quá phát. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì cho đến 30 - 40 tuổi. Một số trường hợp trứng cá giảm dần, nhưng còn rất nhiều bệnh nhân tiến triển dai dẳng, từng đợt phát triển. Bệnh trứng cá nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống

Mụn trứng cá là bệnh da liễu thường gặp đặc trưng bởi tình trạng viêm khu trú vùng nang lông tuyến bã. Bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, ngực, lưng và hay gặp ở lứa tuổi thiếu niên, thanh niên. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây tâm lý thiếu tự tin trong giao tiếp vì tổn thương thường xuất hiện ở vùng mặt.

2. Cơ chế bệnh học:

Cơ chế chủ yếu của bệnh được xác định là do 4 nguyên nhân sau:

– Sự tăng tiết bã nhờn trên da

– Sự sừng hóa bất thường của phễu nang lông

– Phản ứng viêm nhiễm liên quan đến trực khuẩn kị khí gram dương P.acnes. Trong đó, sự tăng tiết bã nhờn là điều kiện cần, còn phản ứng viêm được xem là yếu tố then chốt gây nên bệnh mụn trứng cá

Các loại mụn trứng cá thông thường

3. Biểu hiện bên ngoài của mụn trứng cá:

Mụn trứng cá xuất hiện ở những vùng cơ thể chứa nhiều tuyến bã như mặt, cổ, ngực, lưng trên, vai, cánh tay và mông.

– Trứng cá đầu trắng: Trên da thấy các điểm trắng, kích thước 1-2 mm dưới da.

– Trứng cá đầu đen: Có một điểm đen ở lỗ chân lông đó là chất bã ( sebum) bị oxy hóa.

– Trứng cá sẩn viêm: Có các sẩn viêm kích thước 1-3 mm (nhân là một sợi bã màu trắng ngả vàng).

– Trứng cá sẩn mủ, mụn mủ: Có sẩn mủ, trung tâm là mủ và nhân trứng cá, có quầng viêm đỏ 1 – 5 mm đường kính, gồ cao trên bề mặt da.

– Trứng cá viêm tấy: Bao quanh nhân là khối viêm tấy 1 – 3 cm đường kính, viêm đỏ, sưng cứng, ấn đau sau hóa mủ.

– Trứng cá nang bọc: Có các nang, bọc chìm dưới da, có vỏ xơ bao quanh, sờ thấy quầng mật độ chắc dưới da, trong chứa chất bã, mủ.

Tuy nhiên, để thuận lợi trong công tác điều trị bác sỹ lâm sàng thường chia tổn thương thành hai loại đó là:

– Tổn thương viêm (mụn bọc, mụn mủ)

– Tổn thương không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen)

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật