Cách phát hiện chuẩn thịt bò, lợn chứa sán nhất định phải biết

Nếu thớ thịt có các hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu vàng xám hay trắng nằm dọc thớ thịt thì chắc chắc miếng thịt có chứa sán.

Nhiễm 'gạo' từ thịt bò, thịt lợn

Thịt lợn và thịt bò là hai loại thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Chúng đều cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho sức khỏe Tuy nhiên, thực tế là cả thịt bò và thịt lợn đều có nguy cơ bị nhiễm 'gạo'. 'Gạo' ở đây chính là nang có chứa ấu trùng của hai loại sán khác nhau.

Thịt bò bị nhiễm gạo, có tên khoa học là cysticercus bovis, thịt lợn nhiễm gạo được gọi là cysticercus cellulosae. 

Thịt bò, thịt lợn chúng ta ăn hàng ngày đều có nguy cơ nhiễm 'gạo' (Ảnh minh họa: Internet)

Thịt bò, thịt lợn chúng ta ăn hàng ngày đều có nguy cơ nhiễm 'gạo' (Ảnh minh họa: Internet)

Trên thực tế, khi chúng ta ăn phải thịt lợn hay thịt bò có chứa các nang ấu trùng (gạo) chưa được nấu chín hoặc ăn tái sẽ dễ dàng bị nhiễm sán. Các ấu trùng này khi xâm nhập vào cơ thể, đi đến dạ dày lớp màng ngoài của 'gạo' bị phá vỡ, lúc này đầu sán được giải phóng và tiếp tục bám vào niêm mạc ruột non phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2 - 3 tháng.

Nếu bạn ăn phải thịt lợn, bò nhiễm sán sẽ có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng khó tiêu cảm thấy buồn nôn thậm chí nôn ra cả đốt sán. Trong trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ sụt cân nghiêm trọng thiếu máurối loạn thần kinh ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.

Nhận biết thịt bò, thịt lợn chứa sán

Để có thể phát hiện thịt lợn hay bò bị nhiễm giun sán, bạn có thể áp dụng biện pháp vô cùng đơn giản là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn

Cần lưu ý màu sắc và hình dạng thịt khi lựa chọn để đảm bảo sức khỏe gia đình (Ảnh minh họa: Internet)

Cần lưu ý màu sắc và hình dạng thịt khi lựa chọn để đảm bảo sức khỏe gia đình (Ảnh minh họa: Internet)

Nếu thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thịt thì miếng thịt đó đã bị nhiễm sán, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý khi chọn thịt lợn, bò nên tránh xa các miếng thịt có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the

Cách ăn thịt lợn, thịt bò an toàn

- Tuyệt đối không ăn thịt bò, lợn sống hoặc tái, chưa được nấu chín kỹ. Lưu ý ăn ngay sau khi nấu xong, tránh để lâu, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập.

- Tránh để bị ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và thức ăn sống với bề mặt bị bẩn. Với những dụng cụ sơ chế thịt lon, bò sống cần phải được rửa sạch sẽ như dao, thớt trước khi sử dụng cho thực phẩm chín khác.

- Rửa tay thật sạch trước và sau khi nấu ăn, đặc biệt là sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Khi tay bạn bị nhiễm trùng hãy băng kỹ và kín vết nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật