Tiêu thụ rượu bia hàng top ở châu Á, người Nhật phòng chống các bệnh gan thận như thế nào?

Văn hoá bia rượu ở nước ta Năm 2008, người Việt đứng thứ 8 tại châu Á về tổng lượng tiêu thụ bia rượu. Năm 2015, nước ta đã vượt mặt các nước khác vươn lên vị trí thứ 3, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc. 

Thói quen nhậu nhẹt lai rai sau giờ làm đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Bạn bè gặp nhau uống bia. Đối tác, khách hàng bàn chuyện làm ăn cùng nhau đi nhậu. Các bữa tiệc tùng, lễ Tết, cưới hỏi đôi lúc trở thành những cuộc nhậu nhẹt quên đường đi lối về.

Bạn hiểu gì về tác hại của bia rượu đối với cơ thể?

Rượu có nhiều tác hại ảnh hưởng đến não tim gan, thận, xương khớp… Đặc biệt là gan và thận - 2 bộ phận quan trọng của cơ thể.

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh thường gặp ở người hay sử dụng cồn Điều đáng lo ngại là thời gian gần đây, căn bệnh này có xu hướng tăng lên đáng kể trong giới nam công sở.

Từ gan nhiễm mỡ, bệnh viêm gan có khả năng tiến triển. Tai hại hơn, càng uống rượu bia lâu ngày, chứng xơ ganung thư gan sẽ dễ dàng hình thành và dẫn đến tử vong

Về phần thận, thận như một chiếc bình lọc với chức năng lọc và thải các chất độc ra khỏi máu, đồng thời giữ nước cân bằng cho cơ thể.

Tuy nhiên, khi vào trong cơ thể chúng ta, rượu gây cản trở quá trình lọc máumất nước tạo tiền đề cho các rối loạn trong cơ thể và những tổn thương ở các bộ phận liên quan.

Các căn bệnh thường gặp ở người nghiện rượu là gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.

Các căn bệnh thường gặp ở người nghiện rượu là gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.

Biện pháp bảo vệ gan thận, giải độc rượu của người Nhật

Anh D. (29 tuổi), công tác tại Quận 1 chia sẻ: "Tôi làm ở bộ phận sale, chủ yếu là ra ngoài tìm kiếm khách hàng. Công việc của tôi có một đặc thù là phải đi tiếp khách thường xuyên để tạo quan hệ xã giao với khách hàng. Mỗi tuần hầu như tôi đều phải nhậu nhẹt với khách 4-5 ngày. "

Anh H. (35 tuổi), đồng nghiệp của anh D bổ sung: "Ở nước ta, văn hóa nhậu hầu như ở khắp nơi, đặc biệt là giữa cánh đàn ông Tính đến nay tôi đã nhậu được hơn chục năm rồi. Có điều, thú thực là tôi không thích lối sống này lắm. Có vài lần tôi đã nôn thốc nôn tháo ngay trong toilet nhà hàng vì cơ thể không chịu đựng được quá nhiều cồn, hôm sau thức dậy thì đầu óc cứ lâng lâng trống rỗng, không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Coi như hôm đó tôi chẳng làm được việc gì ngoài việc "ngồi lờ đờ"."

Anh D. cho biết: "Đợt vừa rồi trong chuyến công tác ở Nhật, bọn tôi được mấy người đồng nghiệp bên đó hướng dẫn cách uống rượu mà vẫn khỏe gan khỏe thận là bằng cách "bảo vệ trước, rượu bia sau". Tới lúc đó tụi tôi mới thấy từ đó giờ mình dại quá, không biết bảo vệ gan thận là gì. Dân văn phòng ở Nhật đã biết cách dùng các sản phẩm giải độc rượu này trước khi đi chè chén từ lâu rồi…” 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật