Vacxin ung thư cổ tử cung - tính an toàn và hiệu quả ra sao?

Trước tình hình nhiều thông tin sai lệch liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) khiến dư luận hoang mang, các chuyên gia y tế đã lên tiếng cho vấn đề an toàn của vacxin ung thư cổ tử cung. Mời chị em tham khảo:

Vacxin ung thư cổ tử cung

Đánh gia về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin, GS. TS. BS. Nguyễn Trần Hiển - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam khẳng định: "Vắc xin HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền UTCTC và UTCTC gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như mụn cóc sinh dục, các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ âm đạo dương vật và hậu môn... Vacxin ung thư cổ tử cung đã được chứng minh có độ an toàn và hiệu quả cao qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong hơn 15 năm qua".

Vacxin ung thư cổ tử cung đã chính thức được sử dụng rộng trên thế giới từ 2009

Vacxin ung thư cổ tử cung đã chính thức được sử dụng rộng trên thế giới từ 2009

Vắc-xin HPV được phê duyệt sử dụng ở người vào tháng 6 năm 2006 tại Hoa Kỳ. Tháng 4/2009, WHO đã chính thức đề nghị đưa vắc xin HPV vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMRQG). Tính đến nay, hơn 270 triệu liều đã được sử dụng ở hơn 140 quốc gia trên toàn cầu. Vắc xin này đã được chứng minh là có độ an toàn và hiệu quả cao qua các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến hơn 25.000 phụ nữ và nam giới và tiếp tục được đánh giá trong các nghiên cứu giám sát tiêm vắc xin sau khi được cấp phép ở hàng chục triệu người. 

Tại Việt Nam, từ khi được cấp phép vào năm 2008 đến nay, đã có hơn 1,4 triệu liều vacxin ung thư cổ tử cung được nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam và cũng không ghi nhận các phản ứng nào nghiêm trọng có liên quan đến vắc xin.

GS. TS. BS. Nguyễn Trần Hiển cũng nhấn mạnh thêm: "Bất kỳ loại vắc xin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn bởi vì tiêm vắc xin tức là đưa một "chất lạ" vào trong cơ thể. Mỗi cá thể sẽ có phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.

Tuy nhiên, một số ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao co giật thậm chí sốc phản vệtử vong Trên thực tế, có trường hợp nhiều người tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí tiêm cùng một lọ vắc xin nhưng có thể chỉ có một số rất ít người có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi hầu hết các đối tượng khác hoàn toàn bình thường. Đó là phản ứng do cơ địa của từng người với vắc xin chứ không phải là do chất lượng vacxin ung thư cổ tử cung".

Tiêm vacxin là cách bảo vệ sức khỏe nên thực hiện sớm

Tiêm vacxin là cách bảo vệ sức khỏe nên thực hiện sớm

Một điều lưu ý là thuốc chủng ngừa không phòng ngừa được tất cả các tuýp HPV, trong khi hai tuýp 16, 18 chỉ là nguyên nhân gây nên 70% ca UTCTC. Điều này đồng nghĩa với việc dù đã tiêm vắc xin ngừa được 2 tuýp 16, 18, phụ nữ vẫn phải tầm soát ung thư định kỳ bằng xét nghiệm phát hiện (Papmears).

Vắc xin nói chung và vacxin ung thư cổ tử cung nói riêng là "vũ khí" hiệu quả giúp con người chống lại bệnh tật. Do đó, mỗi người nên là một người tiêu dùng thông thái, chọn lọc và tìm hiểu thông tin từ những nguồn báo đài chính thống trước khi quyết định tiêm ngừa cho bản thân và cho người thân. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật