3 sai lầm mẹ thường mắc phải khi đi đẻ khiến bản thân mệt, bác sĩ phiền
Sau hơn 9 tháng thai kỳ mệt mỏi, cửa ải cuối cùng mẹ bầu cần vượt qua trước khi được gặp con yêu chính là lúc vượt cạn. Mặc dù sinh con là giây phút rất đau đớn, khó chịu nhưng nếu mẹ bầu phạm những sai lầm dưới đây thì chỉ khiến bản thân mất sức và gây rắc rối cho bác sĩ.
1. Nằm ngửa, gồng người lên
Cơn gò tử cung khi chuyển dạ thường khiến vùng thắt lưng đau đớn, khó chịu nên mẹ bầu thường muốn nằm ngửa, hai tay nắm chặt và gồng lên. Trên thực tế, tư thế nằm này cực kỳ nguy hiểm vì trọng lượng của em bé sẽ dồn hết lên cột sống của người mẹ và chặn đường lưu thông của máu.
Tư thế nằm ngửa, gồng cong người lên khiến cơn chuyển dạ đau hơn.
Ngoài ra, tư thế này còn đẩy mẹ bầu vào vị trí chống lại lực hấp dẫn, khiến cơn đau đẻ nghiêm trọng và quá trình sinh nở khó khăn hơn. Khi chuyển dạ, mẹ bầu nên chọn tư thế đứng thẳng, ngả người về phía trước bất cứ lúc nào có thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi muốn nghỉ ngơi, mẹ có thể chọn tư thế nằm nghiêng.
2. Khóc, la hét
Một trong những sai lầm thường gặp nhất của các mẹ bầu là khóc lóc hoặc gào thét khi đau đớn vì chuyển dạ. Thực tế, vượt cạn là cả một quá trình khá tốn sức và kéo dài khá lâu nên nếu mẹ bầu la hét và khóc sẽ rất mất sức. Ngoài ra, việc mẹ gây ồn ào trong phòng sinh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của y tá, bác sĩ.
Mẹ bầu gào khóc, la hét có thể khiến các bác sĩ mất tập trung.
3. Thở gấp, ngắt quãng
Khi bị đau đớn mệt mỏi hầu hết các mẹ bầu thường mất kiểm soát hơi thở, để bản thân thở gấp, thở ngắt quãng. Tuy nhiên, cách thở này sẽ dẫn đến việc căng cơ, làm tăng cơn đau chuyển dạ Ngoài ra, mẹ bầu thở không đều cũng dễ dẫn đến việc thai nhi bị thiếu oxy
Mẹ bầu thở ngắt quãng khi chuyển dạ dễ khiến thai nhi bị thiếu oxy.
Mẹ bầu nên làm gì khi vào phòng sinh?
Trên đường đến bệnh viện trước khi sinh, mẹ bầu tốt nhất nên để ý các triệu chứng của mình, ghi lại thời gian, tần suất các cơn gò,...
Đừng che giấu hay phóng đại sự khó chịu trước mặt bác sĩ, tốt nhất mẹ bầu nên diễn tả cảm giác của mình một cách rõ ràng nhất để họ lên kế hoạch sinh phù hợp cho mình.
Mẹ bầu nên trình bày rõ cảm giác, tình trạng cơ thể của mình với bác sĩ.
Đặc biệt, mẹ bầu nên giữ tâm trạng tích cực, đừng quá lo lắng, áp lực về chuyện vượt cạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy nỗi sợ hãi còn gây cản trở các hormone kích thích tố chi phối quá trình sinh nở
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:00 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:01 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:01 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:07 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:08 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:01 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:02 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:02 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:04 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:04 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023