Liệt kê 9 lý do khiến mẹ vận động nhiều hơn trước khi sinh nở

Sự lo lắng, căng thẳng của sản phụ khi sắp sinh nở là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên theo các chuyên gia khoa sản, các mẹ không nên sợ hãi và nên vận động nhiều hơn.

Các chuyên gia đã tiết lộ rằng: cơn đau đẻ không hề quá đau đớn như nhiều bà mẹ thường nghĩ, cơ thể của mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng với những cơn đau và từ từ thích nghi với quá trình chuyển dạ

Khi có dấu hiệu sinh nở, mẹ cần vận động nhẹ nhàng.

Khi có dấu hiệu sinh nở, mẹ cần vận động nhẹ nhàng.

Khi có dấu hiệu sinh nở, thay vì ngồi hoặc nằm một chỗ, mẹ nên đi lại và vận động nhẹ nhàng vì 9 lý do sau đây:

1. Chế ngự cơn đau

Hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng, có tác dụng làm mẹ xao nhãng sự khó chịu. Thêm vào đó, việc mẹ vận động nhẹ nhàng cũng giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn so với những bà mẹ chỉ ngồi hoặc nằm.

2. Mẹ cần ít thuốc hơn

Tương tự như tác dụng ở trên, nghiên cứu cho thấy những bà mẹ đau đẻ đứng thẳng và chuyển động cần sử dụng ít thuốc giảm đau hơn, bao gồm cả epidural (thuốc gây mê).

3. Tận dụng được trọng lực

Đã đến lúc bé muốn ra khỏi bụng mẹ và nhìn thấy thế giới bên ngoài, do đó, việc mẹ đứng thẳng là một tư thế rất thông minh vì mẹ đang tận dụng được lực hút của trái đất, giúp bé xuống nhanh hơn và dễ dàng hơn.

4. Tăng mức độ co dãn

Mẹ đứng thẳng và di chuyển khiến đầu bé tăng áp lực lên cổ tử cung giúp tăng mức độ co dãn.

5. Giảm chấn thương

Chắc hẳn mẹ đã nghe về thuật ngữ “cắt tầng sinh môn” và cảm thấy thực sự đáng sợ. Do vậy, di chuyển khi chuyển dạ đau đẻ là một biện pháp giúp mẹ hạn chế việc phải cắt tầng sinh môn

6. Mọi bà mẹ đều vận động

Làm theo những hành động có lợi luôn là một quyết định đúng đắn. Rất nhiều bà mẹ ở tại hầu hết các quốc gia đang phát triển đều đứng lên và đi lại xung trong giai đoạn đầu của chuyển dạ.

7. Thời gian sinh ngắn hơn

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: mẹ chỉ nằm trong giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể làm chậm quá trình sinh nở. Các nhà nghiên cứu còn nói thêm: những bà mẹ di chuyển nhẹ nhàng vào giai đoạn đầu sẽ giảm bớt thời gian sinh con của mình.

8. Sự đồng ý của các chuyên gia

Đây không chỉ là kinh nghiệm của nhiều bà mẹ truyền đạt lại, mà đây còn là lời khuyên của các chuyên gia đến từ những tổ chức uy tín trên thế giới: họ cho phép mẹ bầu tự do di chuyển và lựa chọn tư thế sinh cho mình.

9. Tự mở rộng ống sinh

Khi mẹ đi lại và cử động trong quá trình sinh nở các xương trong xương chậu cũng di chuyển. Điều này hỗ trợ bé ra ngoài thông qua ống sinh nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, từ tuần 37 thai kỳ em bé sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để tránh những tình huống không mong đợi như sinh con trên đường đến bệnh viện đẻ rơi… mẹ bầu nên hạn chế những chuyến đi xa và làm việc nặng nhọc. Những cuộc hành trình dài còn có thể khiến mẹ mệt mỏi ảnh hưởng không tốt đến thai nhi Còn công việc nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Đồng thời, mẹ bầu luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật