Mách nhỏ bí quyết để sinh con không bị rạch tầng sinh môn

Bị rạch tầng sinh môn là nỗi lo lắng và ám ảnh lớn của những phụ nữ chuẩn bị 'vượt cạn'.

Tại sao phải rạch tầng sinh môn?

Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn hay còn gọi là phần nông của sàn chậu, có chiều dài khoảng 3 - 5 cm. Việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn là để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi xuất hiện các dấu hiệu sinh khó.

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn; có dấu hiệu suy thai hoặc bé sinh ngôi mông sinh non hoặc có đầu quá lớn; sản phụ không biết rặn đẻ; trường hợp phải nhờ kẹp forkep (dùng để kẹp vào đầu em bé, giúp lôi em bé ra ngoài dễ hơn bởi lúc này đầu em bé chỉ còn ở khoảng cách 2 - 4cm là sẽ chui hẳn ra ngoài)…

Rạch tầng sinh môn để việc sinh con của sản phụ dễ dàng hơn (Ảnh minh họa: Internet)

Rạch tầng sinh môn để việc sinh con của sản phụ dễ dàng hơn (Ảnh minh họa: Internet)

Bác sĩ sẽ cắt một đường nhỏ từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên dưới âm đạo kéo xuống hậu môn để tạo đường rộng cho em bé chui ra. Thực chất của việc cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ.

Ảnh hưởng sau khi rạch tầng sinh môn

Nếu rạch tầng sinh môn không đúng cách, có thể khiến sản phụ mất máu nhiều, nguy cơ bị nhiễm trùng cao, rò rỉ âm đạo, hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ. Đồng thời, sự toàn vẹn của cơ đáy chậu cũng bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ.

Vết rạch có thể ảnh hưởng đến nút thớ trung tâm đáy chậu khiến tầng sinh môn bị nhão về sau, mất đi khả năng đàn hồi và khó co lại như bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sản phụ bị sa tử cung âm đạo trực tràngbàng quang sau này.

Có một số trường hợp, chị em sau khi sinh nở nhiều lần và bị rạch tầng sinh môn gặp phải tình trạng âm đạo bị giãn nở quá mức, ảnh hưởng đến hạnh phúc ra đình. Do đó, một số chị em đã quyết định đi phẫu thuật lại tầng sinh môn để thu hẹp và tân trang lại vùng tam giác.

Làm sao để tránh phải rạch tầng sinh môn khi sinh?

Để hạn chế khả năng phải rạch tầng sinh môn khi sinh, có một số bí quyết đơn giản mà các chị em có thể tham khảo.

- Tư thế khi sinh: Các sản phụ nên sinh con ở tư thế thẳng đứng, tránh tư thế nằm ngửa. Các tư thế như ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) cũng sẽ giúp cho bé ra được dễ dàng hơn.

Các bác sĩ sẽ quyết định bạn có phải rạch tầng sinh môn hay không (Ảnh minh họa: Internet)

Các bác sĩ sẽ quyết định bạn có phải rạch tầng sinh môn hay không (Ảnh minh họa: Internet)

- Học cách thư giãn các cơ sàn chậu: Sản phụ nên có kiến thức về một số thủ thuật khi sinh như thả lỏng cơ đáy chậu, những cách giúp phình lớp mô âm đạo và đáy chậu, cách hít thở đúng khi có các cơn gò tử cung Đây là những bài tập rất đơn giản, bạn có thể tự tập luyện tại nhà. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đăng ký theo học một lớp tiền sản một vài tháng trước khi vượt cạn.

- Mát-xa cơ đáy chậu: Khi bước vào tuần mang thai thứ 34, bạn có thể tập luyện để tăng cường tính linh hoạt và độ đàn hồi của các cơ đáy chậu bằng cách mát-xa cơ đáy chậu hàng ngày. Bạn nhỏ vài giọt dầu vitamin E vào ngón tay và ngón cái rồi xoa xung quanh đáy xương chậu Tiếp theo là đặt ngón trỏ cách âm hộ 3 cm và ấn nhẹ xung quanh đó cho tới khi cảm thấy như bị kim châm. Thực hiện cả quá trình này trong khoảng 2 phút rồi mát-xa nhẹ nhàng phần tầng sinh môn trong 3 phút.

- Sự tư vấn của bác sĩ: Nên trao đổi với bác sĩ về những cảm giác của bản thân để được trấn an và tư vấn cặn kẽ hơn, đồng thời giúp bạn biết cách kiểm soát quá trình chuyển dạ

- Chế độ ăn uống: Cần duy trì chế độ ăn hợp lý và có lối sống lành mạnh Đồng thời bạn nên giữ cho mình cảm giác tin tưởng và lạc quan vào quá trình sinh nở tự nhiên.

Những cách này nếu không giúp chị em tránh việc phải rạch tầng sinh môn thì khi rạch cũng chỉ cần rạch một đường nhỏ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật