Tắc tia sữa là sao? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Tắc tia sữa là sao?

Hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh chính là hiện tượng tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa và không chảy ra ngoài được. Dần dần (khoảng 1 ngày) bắt đầu sữa mẹ bị vón hòn, cục và gây đau đớn do hiện tượng đông kết sữa.

Trong lúc đó cơ thể mẹ vẫn tiếp tục sản sinh sữa và chảy ra ngoài, nhưng đến chỗ bị tắc nghẽn sẽ ứ lại ngày càng nhiều, cục sữa hay hòn sữa bị đóng kết ngày càng to làm chèn ép vào các tia sữa khác khiến cho mẹ có hiện tượng sốt cao và sưng nóng bầu vú.

Tắc tia sữa khiến sữa mẹ bị vón cục

Tắc tia sữa khiến sữa mẹ bị vón cục

Nguyên nhân tắc tia sữa

– Bạn bị cảm, bị nhiễm lạnh làm cho sữa khó lưu thông.

– Sau khi bé bú xong mẹ không vắt bỏ sữa thừa khiến sữa ứ đọng lâu ngày, lâu dần khiến sữa bị ôi và gây tắc nghẽn.

– Do mẹ chưa cho con bú quen hoặc da núm vú mỏng nên bị đứt cổ gà, sau khi bú lại không vệ sinh núm vú đúng cách làm phát sinh vi khuẩn vi khuẩn xâm nhập từ đầu vú vào ống sữa rồi gây tắc tia sữa tự nhiên.

– Do nhiều bà mẹ núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng quá hoặc to quá, khiến cho bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti nhiều, càng cắn mút nhiều khiến hiện tượng nứt càng nặng hơn khiến mẹ đau, phản xạ không cho con bú hoặc cho bú ít. 

tinh thần không thoải mái làm can khí uất làm ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa bị ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.

– Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị.

Triệu chứng thường gặp

Đau nặng gây sốt cao đau nhức mệt mỏi thậm chí phải can thiệp bằng kháng sinh hoặc trích mổ vùng vú.

– Bầu vú căng to hơn so với bình thường, con bú bình thường, sữa vẫn ra mà vú vẫn to hơn.

- Mùi hôi sẽ biến mất, nếu chúng ta làm việc này một lần trong ngày

– Nặng hơn nữa đó là viêm tuyến sữa do không điều trị kịp thời.

 

Mẹ cần cho con bú đúng cách và vệ sinh sạch sẽ tránh tắc tuyến sữa

Mẹ cần cho con bú đúng cách và vệ sinh sạch sẽ tránh tắc tuyến sữa

Điều trị tắc tia sữa

- Nên cho bé bú sữa mẹ  thường xuyên và bú đều nhau để tránh bị tắc tia sữa

– Sau khi sinh xong, bạn nên day đầu vú cho mềm và lau sạch đầu vú để khi bé bú sữa được thông chảy hoàn toàn. 

– Trước khi cho trẻ bú mẹ nên lau sạch đầu vú, bé bú xong cũng dùng nước muối loãng ấm để lau và vệ sinh đầu vú.

– Khi vú bị đứt cổ gà càng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và vẫn cho bé bú bình thường

– Vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết

– Nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng không kiêm khem và có tinh thần thoải mái, vui vẻ làm cho bầu sữa luôn thông thoáng, tránh căng thẳng stress

- Khi thấy vú có hiện tượng sữa ra ít thì nên xoa bóp bầu vú cho sữa về đều nhau và dùng tay vắt hết sữa ra nếu bé bú không hết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật