Mẹ hay căng thẳng khi mang bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi

Chúng ta đều biết rằng những vấn đề tiêu cực trong thai kì có thể cản trở đến sự phát triển của em bé. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây được công bố về tác hại của căng thẳng tâm lí thai kì đã khiến không ít người ngạc nhiên.

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi dùng thuốc bổ sung canxi

Sau câu nói: "Em có thai rồi" là trăm kiểu phản ứng không ngờ của các anh chồng

Gần đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Andreas Berghanel, nhà nhân loại học tiến hóa tại Đại học New Mexico và các cộng sự của mình đã được đăng tải trên tạp chí Kỷ yếu của Học viện Khoa học Quốc gia. 

Nghiên cứu mới này đã đem đến những lí giải phù hợp cho ảnh hưởng của những vấn đề tiêu cực, đặc biệt là tâm lí của người mẹ khi mang bầu đối với em bé.

Căng thẳng tâm lí gia tăng nhanh chóng trong thời kì đầu mang thai và tăng chậm dần vào những tháng cuối của thai kì. Trước đây, sự khác biệt khi mang thai đã được chứng minh có thể giúp thúc đẩy, hoặc cản trở sự phát triển và thành tựu của con cái sau này.

Tiến sĩ Berghanel, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Ý tưởng tiền đề cho nghiên cứu là những căng thẳng tâm lí trong suốt thai kì ảnh hưởng đến thai nhi theo 2 cách khác nhau, tùy thuộc theo thời gian mẹ chịu căng thẳng khi mang thai - dẫn đến những kết quả khác nhau trước khi sinh, sau khi sinh và sau khi cai sữa."

Được thực hiện trên cơ sở so sánh tỉ lệ phát triển của những cá thể con bất lợi trên 719 nghiên cứu về 21 loài thú có vú khác nhau, nghiên cứu này đã đưa ra được giải thích rõ ràng và xác đáng hơn về ảnh hưởng của những vấn đề tiêu cực trong thai kì đối với các em bé.

Tất cả những vấn đề căng thẳng của mẹ dường như đều có tác động tương tự nhau - và kết quả khá tương đồng trong nhiều nghiên cứu khác biệt. 

Nguyên nhân gây ra căng thẳng ở các mẹ bầu khá giống nhau: kiêng khem đồ ăn và những thay đổi bất lợi của cơ thể. Thế nhưng, các em bé lại có những biểu hiện tăng trưởng khác hẳn nhau tùy thuộc vào thời gian mẹ bầu gặp căng thẳng tâm lí.

Căng thẳng tâm lí thai kì có những tác động khác nhau đối với em bé, tùy vào thời gian mẹ bầu gặp căng thẳng.

Căng thẳng tâm lí thai kì có những tác động khác nhau đối với em bé, tùy vào thời gian mẹ bầu gặp căng thẳng.

Căng thẳng tâm lí trong những tháng cuối thai kì đã được chứng minh qua nghiên cứu này rằng nó khiến mẹ "đầu tư" ít năng lượng hơn cho em bé của mình - gây ra sự phát triển chậm hơn của em bé trong tử cung của mẹ và trong thời kì sơ sinh

Thế nhưng khi em bé không còn cần mẹ bế ẵm, hoặc bắt đầu chế độ dinh dưỡng độc lập như khi em bé cai sữa - bé sẽ không còn bị ảnh hưởng trực tiếp từ những vấn đề tâm lí của mẹ nữa, và bắt nhịp được mức độ tăng trưởng của các bạn đồng trang lứa.

Vì thế những căng thẳng tâm lí thai kì khi ở giai đoạn sắp sinh sẽ dẫn đến tốc độ phát triển chậm của em bé trong suốt thời gian bé bị phụ thuộc vào mẹ nhưng sẽ không còn tác động nào sau đó.

Ngược lại, nghiên cứu này cũng chỉ ra một kết quả không kém bất ngờ khác, đó là những căng thẳng sớm trong thai kì dẫn đã khiến cho thai nhi bị đưa vào một "môi trường thử thách", thúc đẩy bé phát triển nhanh hơn trong bụng mẹ, và cả sau này khi chào đời và sống phụ thuộc vào mẹ.

Điều này có nghĩa là, những em bé có mẹ gặp phải căng thẳng tâm lí sớm trong những tháng đầu thai kì sẽ thường có kích thước cơ thể vượt trội hơn hẳn so với mức trung bình. 

Kết quả này đưa ra những lí giải quan trọng cho nhiều câu hỏi được coi là khó có thể giải thích trước đó.

Kết quả này đưa ra những lí giải quan trọng cho nhiều câu hỏi được coi là khó có thể giải thích trước đó.

Chia sẻ thêm về nghiên cứu này, Tiến sĩ Berghanel cho rằng kết quả của nghiên cứu có thể giải thích được sự khác biệt về điều kiện nuôi dưỡng đối với những phát triển sớm ở trẻ - đặc biệt là những trẻ được nuôi bằng sữa công thức - thường gặp béo phì và những vấn đề sức khỏe chuyển hóa sau này.

Căng thẳng tâm lí thai kì của mẹ bầu có thể gây ra rất nhiều tác động đối với những vấn đề sinh lí học của trẻ sơ sinh và kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. 

Các thử nghiệm của giả thuyết này trên các động vật có vú cho thấy thời gian căng thẳng trong thời kỳ mang thai là tiền đề quan trọng để lí giải đầy đủ các tác động căng thẳng trước khi sinh đối với sự phát triển của con.

Tiến sĩ Berghanel cũng cho biết những kết quả này ủng hộ một quan điểm lịch sử về cuộc sống thích ứng với những ảnh hưởng của mẹ liên quan đến sinh học tiến hóa, y học và tâm lý học.

 

 
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật