Một số bệnh ở bé trai gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh sản
Bệnh lý vùng kín thường gặp ở các bé trai gồm: thoát vị bẹn tinh hoàn lạc chỗ, lỗ đái lệch thấp, giãn tĩnh mạch tinh, chít hẹp bao quy đầu Hầu hết các bệnh lý này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không được điều trị.
Tinh hoàn lạc chỗ (ẩn tinh hoàn)
Tinh hoàn là nơi sản xuất nội tiết sinh dục và tinh trùng cho bé trai. Trước khi đứa bé ra đời, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng xuyên qua thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí của nó là bìu. Nếu sự di chuyển gặp trục trặc, tinh hoàn sẽ nằm đâu đó trên đường đi của nó. Hiện tượng này gọi là tinh hoàn lạc chỗ. Khi ấy, bố mẹ sờ bìu của con không thấy có tinh hoàn.
Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa bé đi khám sớm quá vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự đi xuống bìu. Sau 1 tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì bố mẹ nên đưa con đi khám để điều trị.
Thoát vị bẹn
Một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn bìu ở trẻ, gọi là thoát vị bẹn Trường hợp khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được thì trẻ sẽ rất đau và la khóc, gọi là thoát vị bẹn nghẹt. Đây là bệnh lý cần cấp cứu ngay và xử lý bằng ngoại khoa nếu không ruột sẽ bị hoại tử Trường hợp khác phải phẫu thuật là khi trẻ 4 - 5 tuổi trở lên mà khối thoát vị vẫn còn. Thoát vị bẹn dễ bị nhầm lẫn với ứ nước màng tinh và ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên, có thể phân biệt như sau: Khối phồng thường xuất hiện khi bé quấy khóc hoặc chạy nhảy, có thể di chuyển lên xuống mà không cố định, khi trẻ nằm thì xẹp đi.
Chít hẹp bao quy đầu
Bao quy đầu là một nếp da mỏng, dễ đàn hồi, trùm lên toàn bộ quy đầu của dương vật Chít hẹp bao quy đầu là tình trạng vòng bao quy đầu bị hẹp ở các mức độ khác nhau nên không thể lộn được bao quy đầu. Đa số chít hẹp bao quy đầu là do bẩm sinh. Trẻ có dấu hiệu đái khó và phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ trong khi bao quy đầu chứa đầy nước tiểu căng phồng lên, vuốt nhẹ da bao quy đầu ra phía sau không nhìn thấy lỗ đái. Hẹp bao quy đầu nếu không được xử lý sớm sẽ khiến bé đi tiểu khó, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm.
Có một số bệnh lý thường gặp ở vùng kín của bé cần được phát hiện và can thiệp sớm...
Giãn tĩnh mạch tinh
Đây là tình trạng giãn ngoằn ngoèo các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Nguyên nhân do gia tăng áp lực của tĩnh mạch thận trái hoặc van tĩnh mạch có bất thường giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do máu chảy ngược về chỗ thấp (thay vì chảy về tim).
Tĩnh mạch bị giãn làm ứ đọng máu vùng tinh hoàn. Tình trạng này gây cản trở việc tưới máu cho tinh hoàn, ảnh hưởng đến sản xuất tinh khi trưởng thành. Hầu hết giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng. Thỉnh thoảng, có thể gây đau nhẹ hay cảm giác nặng ở vùng bìu hoặc thấy sưng ở phía trên bìu. Bệnh có thể làm giảm khả năng sinh tinh trùng teo tinh hoàn đau bìu kéo dài.
Lỗ đái lệch thấp
Đây là một dị tật bẩm sinh. Lỗ đái không đổ ra ở đỉnh quy đầu mà ở mặt dưới của dương vật, bìu và đáy chậu (ở vị trí từ gốc bìu tới lỗ hậu môn). Do vậy, bệnh nhân không đi tiểu được một cách bình thường mà có khi phải đái ngồi như con gái, thậm chí tia nước tiểu còn vọt ra phía sau mông. Nếu lệch thấp về phía dưới, lỗ đái thường rộng, còn khi lệch về phía gần quy đầu thì lỗ đái thường hẹp và bệnh nhân đái khó, tia nhỏ. Bệnh này nên chữa sớm khi trẻ 5 - 6 tuổi, cơ quan sinh dục chưa phát triển.
Ứ nước màng tinh hoàn
Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ nào cũng có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu nhưng khi sinh ra ống này bị bịt lại. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ do còn ống thông này nên nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh ứ nước màng tinh hoàn. Khi đó, tinh hoàn bị nằm trong một bọc nước, một hoặc cả hai bên bìu của trẻ to, căng toàn nước. Nhiều trẻ vừa đẻ ra đã có hiện tượng trên và có thể sau 1 - 2 tháng thì hết. Nếu sau 1 tuổi vẫn còn thì cần đưa con đi khám bệnh, không để tinh hoàn luôn nằm trong bọc nước, sẽ không phát triển được. Bệnh thường phải xử lý bằng phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn.
- Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến “con giống” của quý ông? (Thứ sáu, 21:30:04 09/04/2021)
- "Đối tác" bỗng chán "chuyện ấy", coi chừng do... (Chủ nhật, 16:29:02 04/04/2021)
- Một tháng có kinh nguyệt 3 lần, cô gái choáng váng khi được... (Thứ sáu, 20:24:08 26/03/2021)
- Cô gái 26 tuổi chưa chồng bị ung thư cổ tử cung vì hệ lụy... (Chủ nhật, 21:25:05 21/03/2021)
- 4 thói quen xấu khi mặc đồ lót của chị em phụ nữ sinh ra... (Thứ bảy, 20:51:03 20/02/2021)
- Tại sao "quý ông" không nên ăn tỏi sống? Những đối... (Thứ sáu, 21:35:00 19/02/2021)
- 4 việc mà nữ giới cần làm ngay khi còn trẻ nếu không muốn ung... (Thứ sáu, 13:22:00 22/01/2021)
- 5 dấu hiệu cho thấy “cậu nhỏ” của bạn đang nguy kịch,... (Thứ năm, 17:05:01 07/01/2021)
- 4 thói quen xấu đang từng bước làm phái nữ tiến gần hơn tới... (Thứ tư, 13:12:03 30/12/2020)
- Phụ nữ có 3 đặc điểm này là người có khả năng sinh sản... (Thứ Hai, 20:48:01 30/11/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023